| Hotline: 0983.970.780

Ông nội hiến gan cứu sống cháu sinh non

Thứ Hai 19/08/2019 , 20:35 (GMT+7)

15 tiếng phẫu thuật, cháu bé sinh non bị suy gan giai đoạn cuối đã được hồi sinh kỳ diệu từ phần gan của ông nội hiến tặng. Đây là ca ghép gan thứ 13 của Bệnh viện Nhi đồng 2.  

Ca phẫu thuật kéo dài từ 9h ngày 18/6 đến tận 24h cùng ngày dưới sự điều hành của TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám Đốc BV Nhi Đồng 2 cùng sự hỗ trợ, cố vấn sát sao của GS.BS Trần Đông A cùng các giáo sư đến từ Bỉ.

Chị N.C.T.T (32 tuổi) kể, khi mang thai ở tháng thứ 6 thì chị bị vỡ ối sớm nên bé D.C.M (sinh tháng 2/2018, ngụ Quận 3, TP.HCM) đã được sinh non với cân nặng 1.4kg và được chăm sóc đặc biệt. Một tháng 10 ngày sau sinh, khi bé đang được điều trị ROP (bệnh võng mạc ở trẻ sinh non) thì phát hiện thêm tình trạng vàng da ứ mật do bệnh teo đường mật bẩm sinh. Dù bé đã được phẫu thuật Kasai để điều trị nhưng tình trạng diễn tiến xấu.

Ngày 3/6/2019, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng viêm phổi nặng, suy gan giai đoạn cuối với biểu hiện suy hô hấp, báng bụng, vàng da nặng. Dù bé được các bác sĩ của Khoa Tiêu hóa điều trị tích cực bằng nhiều loại kháng sinh mạnh cùng lúc nhưng không hiệu quả. Ban Giám đốc bệnh viện  và GS.BS.Trần Đông A đã chỉ định phải ghép gan bán khẩn cho bé, nếu không bé sẽ có nguy cơ tử vong sớm.

Dự kiến ban đầu người cho tạng là bố ruột bé, tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện bố bé bị gan nhiễm mỡ, không phù hợp chỉ định cho gan.

Ông D.V.L (56 tuổi, ở Tây Ninh) là ông nội của bé đã tình nguyện cho một phần gan của mình để cứu sống chính cháu mình.

“Vào thăm cháu nhìn thấy nó thoi thóp nằm thở mà tôi không cầm được nước mắt. Tôi chỉ có bố cháu, mà giờ gan của bố nó không thể cho, thì mình làm ông nội hy sinh tí. Thương con, thương cháu, nên tôi quyết định bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu để gan được hồi phục tốt trước khi được các bác sĩ giúp ghép gan cho cháu mình”, ông L chia sẻ.

Ông D.V.L (56 tuổi, ở Tây Ninh) là ông nội của bé đã tình nguyện cho một phần gan của mình để cứu sống chính cháu. 

BS Trần Thanh Trí - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, trưởng kíp mổ cho biết, trong quá trình phẫu thuật, động mạch gan trái của người ông lại xuất phát từ động mạch của dạ dày và mạc nối nhỏ nên khi bóc tách phân thùy gan 2, 3 tương đối khó khăn.

Khi ghép phần gan mới cho bé M., tĩnh mạch cửa của bé lại không tương thích tĩnh mạch cửa của người ông nên ê kíp phẫu thuật phải lấy tĩnh mạch cảnh trái của bệnh nhi làm cầu nối. Nhờ vậy mạch máu không bị gập, mạch máu lưu thông tốt.

Tuy nhiên, trở ngại tiếp theo là bụng của em bé quá nhỏ do sinh non tháng nên ê kíp phẫu thuật phải nong ổ bụng của em bé rộng ra để thích ứng với lá gan mới bằng tấm plaque - một vật liệu không gây phản ứng cho cơ thể, được mang từ nước ngoài sang phục vụ ca phẫu thuật.

Sau ghép gan 2 tuần, bệnh nhi được phẫu thuật lấy tấm plaque ra và khâu phục hồi thành bụng. Tình trạng viêm phổi và nhiễm trùng huyết cải thiện, huyết động ổn định, chức năng gan cải thiện dần. Bé tỉnh táo, ăn uống tốt. Bệnh nhi tiếp tục được các bác sĩ điều trị, theo dõi chặt chẽ cũng như có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để phát triển thể chất, vận động. 

Một tháng sau ghép gan, men gan tăng nhưng kết quả sinh thiết gan là thoái hóa mỡ 10%, chưa đủ chẩn đoán thải ghép cấp. Lúc này, xét nghiệm gần nhất cho thấy men gan có cải thiện hơn.

2 tháng sau khi ghép gan, bệnh nhi hồi phục tốt, bé tăng cân, vui vẻ, linh hoạt, da dẻ trắng trẻo, không còn đen xạm do tình trạng ứ mật như trước. Bé có thể tự ngồi, đi xe đẩy hay đùa giỡn với mọi người. Còn sức khỏe người cho tạng là ông nội bé cũng ổn định và có sự tăng cân sau phẫu thuật.

Sau 2 tháng ghép gan cháu bé đã tăng cân, da dẻ hồng hào.

GS.BS.Trần Đông A nhận định, đây là 1 trong 2 ca nặng nhất mà bệnh viện đã tiếp nhận và là ca ghép gan thứ 13 do BV Nhi đồng 2 thực hiện, nếu không được ghép gan kịp thời chắc chắn sẽ tử vong sớm.

Kêu gọi thành lập “Quỹ hỗ trợ ghép tạng dành cho bệnh nhân nghèo” 

Hơn mười năm qua, bệnh viện đã thực hiện thành công 17 ca ghép thận, 12 ca ghép gan, tuy nhiên số ca ghép tạng còn rất khiêm tốn so với nhu cầu cần ghép thật sự của các bệnh nhi bị suy gan, suy thận. Bởi chi phí cho 1 ca ghép tạng có thể tốn kém từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng, khiến cho gia đình các bệnh nhi không đủ khả năng tài chính để “theo đuổi” việc ghép tạng.

Nhân dịp này, BS. Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc BV Nhi Đồng 2 kêu gọi các cá nhân, tổ chức cùng chung tay thành lập “Quỹ hỗ trợ ghép tạng cho bệnh nhân nghèo” để có thêm nhiều bệnh nhi có cơ hội được cứu sống, và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Mong rằng Quỹ này sẽ hỗ trợ cho gia đình các bé những vấn đề liên quan đến tài chính để gia đình có thể an tâm “chiến đấu” cùng con, không chỉ là trong quá trình ghép tạng mà còn chặng đường dài chống thải ghép, hồi phục… sau đó.

Sắp tới BV Nhi Đồng 2 sẽ tiến hành xây dựng khu Trung tâm phẫu thuật kỹ thuật cao với 10 tầng, trong đó có một phần lớn phục vụ cho phẫu thuật và ghép tạng cho trẻ em.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm