| Hotline: 0983.970.780

Ông Nông Việt Yên tái cử Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải

Thứ Năm 16/07/2020 , 16:54 (GMT+7)

Ông Nông Việt Yên được Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) bầu tái cử Bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Ảnh: Thái Sinh.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Ảnh: Thái Sinh.

Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 Đảng bộ huyện Mù Cang Chải diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/7/2020. 

Mù Cang Chải là huyện thuần nông, một trong hai huyện nghèo nhất của tỉnh Yên Bái, do đó phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch là phương hướng chủ đạo trong nhiệm kỳ qua.

Tổng diện tích trồng cây lương thực có hạt năm 2020 đạt 11.600 ha, tăng 3.060 ha so với năm 2015, khai hoang mới 300 ha ruộng nước đưa tổng diện tích ruộng đạt trên 4.570 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt trên 45.150 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2015, vượt 7% so với Nghị quyết, bình quân lương thực đạt trên 700 kg/người/năm. Từ đó, Mù Cang Chải cơ bản tự túc được lương thực.

Tổng đàn gia súc chính năm 2020 đạt trên 75.000 con, tăng 28,8% so với năm 2015, tăng trưởng bình quân 4,6%/năm. Bước đầu thu hút được nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đầu tư nuôi trồng, chế biến nông lâm sản, trong đó có một số cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao: Cây cải dầu, lê Tai nung, sơn tra ghép, hồng Fuyu, hoa hồng Pháp…

Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đạt chuẩn OCOP. Ảnh: Thái Sinh.

Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đạt chuẩn OCOP. Ảnh: Thái Sinh.

Hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý các sản phẩm đặc sản của Mù Cang Chải: Sơn tra, mật ong rừng, gà đen… góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2020 ước đạt 566 tỷ, tăng 54% so với năm 2015.

Cải thiện môi trường đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư nhất là đầu tư hạ tầng cơ sở làm động lực phát triển kinh tế xã hội. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm qua, giai đoạn 2016- 2020 đạt 6.990 tỷ, để mở mới được 140 km, bê tông hóa 187 km đường giao thông nông thôn, sửa chữa nâng cấp 164 công trình thủy lợi, trong đó làm mới 97 công trình.

Đến nay, 100% xã có đường bê tông ô tô đến tận trung tâm, 100% bản có đường xe máy và đang được bê tông hóa, 80% số hộ có điện lưới quốc gia…

Đẩy mạnh công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, trong nhiệm kỳ đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho 15.000 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Hàng năm các tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ đạt 99,8%, kết nạp được 762/750 đảng viên, vượt 1,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Ông Nông Việt Yên tái đắc cử Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải khóa XIX. Ảnh Thái Sinh.

Ông Nông Việt Yên tái đắc cử Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải khóa XIX. Ảnh Thái Sinh.

Đại hội XIX Đảng bộ huyện Mù Cang Chải với tinh thần đổi mới, sáng tạo, ý chí tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo, khai thác lợi thế của một huyện vùng núi cao, sử dụng tốt các nguồn lực, thu hút vốn đầu tư… quyết tâm xây dựng thành huyện du lịch gắn với phát triển nông nghiệp giàu bản sắc văn hóa địa phương, trở thành điểm đến an toàn thân thiện. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.

Đại hội đề ra 23 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và xây dựng Đảng, trong đó: sản xuất nông nghiệp chiếm 25%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 620 tỷ, tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, thu ngân sách đến năm 2025 đạt trên 230 tỷ, có ít nhất 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số lượng khách du lịch hàng năm 200.000 lượt người, tổng mức bán lẻ hàng hóa và du lịch đến năm 2025 đạt 600 tỷ, trong đó doanh thu từ du lịch đạt trên 50%...

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy khóa XVIII tái đắc cử Bí thư Huyện ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nông Việt Yên sinh năm 1978, dân tộc Tày, quê quán: Lạng Sơn. Ông Nông Việt Yên là một trong số Bí thư Huyện ủy trẻ nhất tỉnh Yên Bái hiện nay.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm