| Hotline: 0983.970.780

"Ông trùm và cán bộ biến chất" khiến hàng lậu tấp nập về xuôi

Thứ Sáu 23/01/2015 , 15:08 (GMT+7)

TP. Móng Cái (Quảng Ninh) từ lâu được xem là điểm nóng của tình trạng buôn lậu, nhất là dịp cuối năm. Vào thời điểm này, tuy các “điểm nóng” trên địa bàn TP đã bị lực lượng chức năng dập tắt, các đối tượng buôn lậu đã ẩn mình, nhưng cuộc chiến chống buôn lậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn./ Tăng nhân lực, bổ sung chó nghiệp vụ, mở rộng hàng rào thép gai

Buôn lậu “nhỏ lẻ”

Theo Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu (Ban Chỉ đạo 389) TP Móng Cái, tình trạng buôn lậu công khai, bất chấp pháp luật của các ông trùm với sự trợ giúp của một bộ phận cán bộ biến chất đã dẫn đến tình trạng hàng lậu tấp nập đổ về xuôi.

Thời điểm vụ buôn lậu “khủng” tại TP Móng Cái bị triệt phá, lực lượng chức năng đã bắt giữ số lượng lớn hàng hóa do vợ chồng Lương Quang Thắng hay còn gọi là Thắng “cành” tổ chức.

Cụ thể, khoảng 4 giờ 30 phút, ngày 2/11/2014, Cục Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang nhiều địa điểm tập kết hàng lậu tại TP. Móng Cái.

Vào thời điểm trên, tại bến sông biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc Km 13701 - 500 (khu 4, phường Hải Hòa), hàng trăm trinh sát đã bất ngờ xuất hiện bắt giữ hàng lậu trên 12 chiếc đò chuyên vận từ Trung Quốc về Việt Nam.

Toàn bộ số hàng lậu được vận chuyển từ địa điểm trên về 3 khu vực tập kết tại kho chợ Asean; kho Cây Dừa, đều thuộc khu 4, phường Hải Hòa và kho của Cty Thương mại Móng Cái. Tại kho của DN này có tổng số 7 xe ô tô chứa đầy hàng lậu. Kiểm tra các địa điểm trên, cơ quan công an đã thu giữ trên 100 tấn hàng lậu các loại gồm: vải, quần áo, mỹ phẩm và đồ điện tử đã qua sử dụng, trị giá hàng chục tỷ đồng.

Sau khi vụ buôn lậu trên bị bóc gỡ, các ông trùm buôn lậu vùng biên đã ẩn mình chờ cơ hội khiến nhiều người lầm tưởng tình trạng trên đã chấm dứt. Tuy nhiên, theo các lực lượng chống buôn lậu TP. Móng Cái, nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết rất lớn là nguyên nhân hình thành một đường dây buôn lậu theo kiểu “tích tiểu thành đại”.

Trong những năm trước, các ông trùm vùng biên thường vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn tại bến sông Ka Long, tập kết tại các kho bãi trên địa bàn TP. Móng Cái rồi âm thầm vận chuyển về xuôi.

Theo báo cáo Ban Chỉ đạo 389 TP. Móng Cái, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 15/11/2014, các lực lượng phòng, chống buôn lậu trên địa bàn bắt giữ và xử lí 636 vụ vi phạm, trị giá 20,76 tỷ đồng; trong đó, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu: 569 vụ, trị giá 19,64 tỷ đồng.
Khởi tố hình sự 39 vụ, 35 đối tượng; ma túy 33 vụ, 48 đối tượng, tang vật vi phạm, gồm: 17.652 viên thuốc lắc và 45.958,32 gam ma túy các loại.  

Đến nay, bị lực lượng chức năng “đánh rát”, các đường dây buôn lậu chuyển hướng và thiết lập các chân rết lên tới hàng trăm người chuyên xách hàng qua cửa khẩu Bắc Luân. Lợi dụng chính sách cư dân biên giới sang Đông Hưng mua hàng, nếu giá trị hàng hóa dưới 2 triệu đồng thì không phải đóng thuế nên đội ngũ chân rết này hoạt động rất tích cực.

Tăng cường quản lý, tuyên truyền

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Móng Cái, Trưởng ban Chỉ đạo 389 của TP, thừa nhận, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong đó đáng chú ý, chính sách ưu đãi đối với cư dân biên giới theo Quyết định 254 đang bị các đầu nậu lợi dụng để thuê người dân sang Trung Quốc vận chuyển hàng về tập kết, sau đó viết hóa đơn thuế thu gom và chuyển vào nội địa tiêu thụ.

“Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 60 ngày 12/5/2011 của liên Bộ Tài chính - Công thương và Công an hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa NK lưu thông trên thị trường, sau khi lô hàng bị bắt giữ, trong 72 giờ, nếu đối tượng xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp thì lô hàng đó hợp pháp. Việc dao động thời gian đến 72 giờ là quá dài để các chủ hàng lợi dụng hợp pháp hóa chứng từ hóa đơn”, ông Dũng cho hay.

Trước tình hình đó, TP. Móng Cái đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động kiện toàn Ban Chỉ đạo 389, thiết lập cơ chế điều hành, chỉ huy, phối hợp giữa TP với các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các chuyên án, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

“Bên cạnh những biện pháp kiểm tra bắt giữ, lực lượng chống buôn lậu còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp quan trọng nhất. Đơn cử, với những lái xe, chuyên vận chuyển hàng, cho các đầu lậu, lực lượng thường xuyên đến nhà tuyên truyền, vận động, cảnh báo nên mọi người đã ý thức được và không tiếp tay cho việc buôn lậu”, ông Dũng nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm