| Hotline: 0983.970.780

Ông Trump châm ngòi 'thùng thuốc nổ' Trung Đông

Thứ Năm 07/12/2017 , 11:05 (GMT+7)

Lãnh đạo nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, Tổng thống Donald Trump có thể châm ngòi làn sóng bạo lực ở Trung Đông với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Mỹ một mình một kiểu

Quyết định chính thức của Tổng thống Donald Trump theo dự kiến sẽ được công bố hồi 18h ngày 6/12 (giờ địa phương). Theo Reuters, trước đó ông Trump đã điện đàm với một loạt nhà lãnh đạo các khối Ả rập và Trung Đông, gồm: Israel, Palestine, Jorda, Ai Cập và Saudi Arabia. Nội dung cuộc nhằm thông báo những quyết định liên quan vấn đề Jerusalem.

Khu thành cổ ở Jerusalem

Jerusalem là trung tâm trong mối xung đột giữa Israel với Palestine. Vùng đông Jerusalem từng thuộc quyền kiểm soát của Jordan nhưng sau cuộc chiến 1967 với thế giới Ả rập, Israel đã chiếm đóng khu vực này và coi là một phần thủ đô không chia cắt. Từ năm 1967 đến nay, bất chấp việc không được cộng đồng quốc tế công nhận, Israel vẫn tiến hành xây dựng các khu tái định cư cho khoảng 200.000 người Do thái ở Đông Jerusalem.

Năm 1993, một hiệp ước hoà bình giữa Israel và Palestine đã đi tới thống nhất, vấn đề Jerusalem sẽ chỉ được đưa ra để bàn thảo ở phiên cuối các cuộc đàm phán. Điều này đã phản ánh tính chất quan trọng của Jerusalem đối với cả hai phía. Jerusalem, đặc biệt vùng phía đông, quy tụ rất nhiều di chỉ linh thiêng của 3 tôn giáo: Hồi giáo, Do thái và Thiên chúa giáo. Phía Palestine luôn coi Đông Jerusalem sẽ là thành phố của nhà nước trong tương lai. Tới năm 1995, quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật đại sứ quán Jerusalem, cho phép Washington di chuyển trụ sở Đại sứ quán từ Tel Aviv tới thành phố này. Đây như một cách công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tuy nhiên, đạo luật này đã bao gồm một điều khoản cho phép các Tổng thống Mỹ trì hoãn quyết định di chuyển đại sứ quán “vì lý do an ninh quốc gia” theo thời hạn 6 tháng 1 lần. Dưới thời các Tổng thống Bill Clinton, George W.Bush và Barack Obama, đạo luật này đều được ký duyệt.

Trong quá trình tranh cử, ông Trump từng đưa ra vấn đề di chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv qua Jerusalem nhưng trong 6 tháng đầu tiên, ông đã hành động tương tự những người tiền nhiệm. Mặc dù vậy tới thời điểm hiện nay, Tổng thống Trump có vẻ như đã muốn thay đổi, có thể do cả sức ép từ phía Israel. DW cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman đã kêu gọi Nhà Trắng tận dụng “cơ hội lịch sử” để công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.  Ông Lierberman còn nhấn mạnh rằng muốn được nhìn thấy đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem “ngay tuần sau hoặc tháng sau”.
 

Nguy cơ bạo lực

Từ trước khi Nhà Trắng đưa ra thông báo trên, lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã cảnh báo, quyết định của Tổng thống Donald Trump sẽ thổi bùng ngọn lửa bạo động ở khu vực Trung Đông. Ngoại trừ Israel, lãnh đạo các nước Trung Đông đều tuyên bố, Mỹ có thể khiến đàm phán hoà bình giữa Israel-Palestine đi vào ngõ cụt. Một quyết định như trên được đưa ra đồng thời giúp cho các lực lượng Hồi giáo tranh thủ tuyên truyền tư tưởng chống Israel và Mỹ. Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas đã kêu gọi Giáo hoàng Francis, nguyên thủ các nước Nga, Anh và Jordan can thiệp.

Từ châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã “nhắc” ông Trump rằng Jerusalem nên được sử dụng cho quá trình đàm phán về cơ chế “hai nhà nước” giữa Palestine với Israel. Cao uỷ đối ngoại EU Federica Mogherini sau cuộc làm việc với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng cho biết, mọi hành động có thể gây nguy hại tới tiến trình đàm  phán hoà bình Trung Đông đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sisi đã kêu gọi ông Trump “không gây phức tạp thêm tình hình khu vực”. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết Jerusalem là “lằn ranh đỏ” với người Hồi giáo, đồng thời cho rằng Mỹ đang thực hiện bước đi nguy hiểm.

Trong khi đó, phía Israel tỏ ra cương quyết với tuyên bố, đã “chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra” bao gồm cả khả năng bạo lực bùng phát.

(Theo AFP, Reuters, BBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm