| Hotline: 0983.970.780

Ông Trump: Kinh tế yếu kém buộc Trung Quốc phải tìm thỏa thuận với Mỹ

Thứ Hai 07/01/2019 , 07:31 (GMT+7)

Tổng thống Donald Trump tỏ ra lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh vì cho rằng sự yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc sẽ buộc nước này phải hợp tác với Mỹ để đạt được thỏa thuận.

Tổng thống Trump trả lời báo chí trước khi rời Nhà Trắng hôm 6/1. (Ảnh: Reuters)

“Tôi thực sự tin rằng họ muốn đạt được một thỏa thuận. Thuế quan đã khiến Trung Quốc bị tổn thương sâu sắc”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trước khi lên trực thăng Marine One hôm 6/1.

“Tôi nghĩ Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề (thương mại). Nền kinh tế của họ hiện không tốt. Tôi nghĩ điều đó sẽ tạo cho họ một động lực mạnh mẽ để đàm phán”, ông Trump nói thêm.

Khi được hỏi ông chờ đợi điều gì từ các cuộc đàm phán trong tuần này với phía Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông chủ Nhà Trắng đưa ra một góc nhìn lạc quan. Theo Tổng thống Trump, Trung Quốc đang chịu sức ép đạt được thỏa thuận với Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống.

“Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt. Tôi thực sự tin rằng họ muốn đạt được một thỏa thuận”, ông Trump cho biết.

Các quan chức Mỹ dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với những người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh trong tuần này để bàn về vấn đề thương mại. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa giới chức hai nước từ sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G20 ở Argentina vào tháng 12 năm ngoái và nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày.

Tổng thống Trump đã áp thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để gây sức ép với Bắc Kinh trong việc thay đổi hành vi của nước này về một loạt vấn đề từ trợ cấp công nghiệp cho tới tấn công mạng. Trung Quốc cũng đáp trả Mỹ bằng việc áp thuế tương tự với hàng hóa của Washington.

Giới phân tích nhận định chính quyền Trung Quốc thực sự mong muốn kết thúc cuộc chiến thương mại với Mỹ khi cuộc chiến này gây tổn hại cho nền kinh tế đang phát triển chững lại của Bắc Kinh, trong đó xuất khẩu, sản lượng của các nhà máy và niềm tin của người tiêu dùng đều sụt giảm.

“Sự giảm sút của Trung Quốc đang diễn ra trên mọi khía cạnh, ảnh hưởng tới gần như mọi ngành công nghiệp và cả khu vực. Việc giải quyết chiến tranh thương mại hoặc ít nhất tìm ra tiếng nói chung với Washington là điều cần thiết để khôi phục lòng tin (về Trung Quốc)”, Scott Kennedy, chuyên gia thương mại chuyên về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nhận định.

Phái đoàn quan chức Mỹ tới Trung Quốc lần này do Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish dẫn đầu. Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, người được xem là kiến trúc sư trưởng của kinh tế Trung Quốc, có thể sẽ tới Washington vào tháng 2 trước khi Tổng thống Trump dự kiến có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Wang Qishan tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vào cuối tháng này.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã cho thấy một số động thái nhượng bộ, bao gồm việc đưa ra các quy định mới như bãi bỏ yêu cầu các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh. Trung Quốc cũng cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ, đồng thời cắt giảm thuế và cải thiện việc tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài ở Trung Quốc.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất