| Hotline: 0983.970.780

Ông Trump sẽ đem gì tới Bắc Kinh?

Thứ Tư 27/09/2017 , 11:10 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh trong hành trình tới châu Á vào tháng 11 tới.

Ngay từ thời điểm hiện tại, giới chức đôi bên đã rốt ráo dàn xếp các vấn đề giữa đôi bên nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Tập Cận Bình tại Florida (Mỹ) hồi tháng 4/2017


Điểm nóng Triều Tiên

Đây là vấn đề gây nên khá nhiều lời qua tiếng lại giữa Bắc Kinh với Washington thời gian vừa qua. Mỹ mới đây được xem là thành công khi thuyết phục Trung Quốc ủng hộ dự thảo nghị quyết tăng trừng phạt Triều Tiên do các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong các tuyên bố công khai đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên, chừng đấy có vẻ vẫn là chưa đủ để Mỹ cảm thấy thoải mái, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un lâu lâu lại doạ…phóng tên lửa vào lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng cũng không ngại thực hiện các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, bất chấp sức ép của Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Theo giới quan sát, điểm mấu chốt giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới Triều Tiên, là niềm tin giữa đôi bên. Bất chấp những động thái bên ngoài, Washington vẫn tin rằng Trung Quốc âm thầm ủng hộ chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bắc Kinh có lý do để thực hiện việc này, khi Triều Tiên được xem là vùng đệm đảm bảo an toàn cho biên giới Trung Quốc. Trong khi đó, giới chính trị và quân sự Mỹ sớm đánh giá rằng, Mỹ sẽ khó lòng giải quyết được vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nếu không thuyết phục được Mỹ. Đây vì vậy được dự báo sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng Tổng thống Donald Trump mang tới Bắc Kinh.
 

Nhưng thương mại mới là cốt lõi?

Với một người xuất thân là doanh nhân như ông Trump, chuyện này có thể dự đoán được. Trên thực tế, chính sách thương mại đối với Trung Quốc là vấn đề được ông Trump nhắc tới khá đậm trong chiến dịch vận động tranh cử cũng như sau khi chính thức lên nắm quyền.

Tại cuộc gặp hồi tháng 4/2017 ở Florida giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đôi bên đã đưa ra “kế hoạch 100 ngày” liên quan đến các vấn đề kinh tế giữa đôi bên. Tuy nhiên theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), từ đó tới nay các khúc mắc giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới thương mại vẫn không giảm được bao nhiêu. Trong cuộc làm việc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh hôm thứ Hai đầu tuần này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilber Ross đã bày tỏ, Mỹ và Trung cần sớm giải quyết các bất đồng bởi tình hình thương mại đôi bên có tác động lớn tới kinh tế thế giới. Ông Ross đồng thời nhấn mạnh, Mỹ mong muốn Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường đối với hàng hoá nước này. Ví dụ như mặt hàng thịt bò xuất khẩu, vốn từng được đề cập trong bản kế hoạch nói trên giữa đôi bên.

Theo SCMP, đây chỉ là 1 trong nhiều vấn đề thương mại song phương giữa hai nước. Trong chuyến công du sắp tới của ông Trump, Bắc Kinh và Washington sẽ phải giải quyết một loạt vấn đề khác. Đầu tiên là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, lên tới 347 tỉ USD, tương đương 1,87% tổng GDP theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB). Trong khi chỉ xuất khẩu vào Trung Quốc 116 tỉ USD sản phẩm hàng hoá, Mỹ phải nhập khối lượng hàng từ Trung Quốc với giá trị lên tới 463 tỉ USD. Dân làm ăn như ông Trump khó chấp nhận được chuyện này.

Các vấn đề nóng bỏng khác có thể là cáo buộc của Mỹ rằng Trung Quốc vẫn công khai hoặc bí mật, ăn cắp công nghệ của nước này, thao túng tỉ giá tiền tệ hoặc chính phủ Trung Quốc trợ giá cho doanh nghiệp xuất khẩu. Báo cáo do New York Times đưa ra hồi tháng này nói, riêng hoạt động đánh cắp công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ đã khiến doanh nghiệp Mỹ thiệt hại 600 tỉ USD mỗi năm, và Trung Quốc là “thủ phạm” chính. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc cũng khiến hàng hoá nước này rẻ hơn, kết hợp với hoạt động trợ giá của chính phủ, theo Washington, gây nên sự bất công với doanh nghiệp Mỹ. Toàn bộ những khúc mắc trên sẽ được ông Trump và giới chức Mỹ “bày” ra khi tới Trung Quốc vào tháng 11 tới.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm