Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là "đạo sư" của một dòng Thiền.
Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng. Ông là một người gây nên rất nhiều tranh cãi trong số những ai quan tâm đến triết học phương đông, trong giới những người tầm cầu tôn giáo và đạo sư. Có thể nói, ông là một trong những người gây phân hóa cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài giảng về tôn giáo và triết học.
Nhân cách của Osho có một sức thu hút mãnh liệt, nó biểu hiện trong những bài luận giải xuất chúng của ông về mọi vấn đề tôn giáo và triết học, kể cả về các bộ kinh lâu đời nhất mà nhiều vị luận sư đã dày công trình bày. Những ai đã gặp ông đều thừa nhận Osho có một tài hùng biện đầy ma lực, một sự hấp dẫn cá nhân mà người nghe hầu như không thể cưỡng lại.
Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà thay vào đó là sự hiện diện của toàn bộ nỗi sợ hãi và lòng can đảm để đối mặt với nó. Cuốn sách “Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” của Osho đưa ra cái nhìn toàn diện về nỗi sợ hãi: nguồn gốc của nỗi sợ và làm thế nào để hiểu chúng, tìm thấy can đảm để đối mặt với chúng. Xuyên suốt cuốn sách, Osho khuyên chúng ta rằng: mỗi khi phải đối mặt với sự không chắc chắn, hay thay đổi trong cuộc sống, đó thực sự là một lý do để bạn vui mừng, thay vì bám víu vào những điều quen thuộc, chúng ta có thể xem những tình huống này là cơ hội khám phá và làm giàu sự hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh.
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” bắt đầu bằng một sự khám phá sâu sắc về ý nghĩa của lòng can đảm và cách nó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không giống như những cuốn sách khác tập trung vào các hành động can đảm anh hùng trong những hoàn cảnh, điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là phát triển lòng can đảm bên trong của mỗi người, từ đó bạn có thể thoát ra khỏi sự nhút nhát, lo sợ để biến thách thức thành sức mạnh. Khi đó bạn vững vàng để sống thật với chính mình. Đây chính là sự can đảm để thay đổi khi trong bạn cảm thấy yếu đuối nhất, can đảm đứng lên cho sự thật của chính chúng ta, thậm chí nó chống lại ý kiến của người khác, và can đảm để nắm lấy cái mà không biết mặc dù chúng ta sợ hãi- trong mối quan hệ của chúng ta, trong sự nghiệp của chúng ta, hoặc trong hành trình đang diễn ra của sự hiểu biết chúng ta là ai, và tại sao chúng ta lại ở đây?.
Hãy tin tưởng vào cái không biết. Cái đã biết chính là tâm trí. Cái không biết không thể là tâm trí. Tâm trí là nơi tích lũy những thứ đã biết. Như việc bạn đến ngã ba đường, tâm trí của bạn sẽ nói: “Đi lối này, đây là con đường quen thuộc”. Nếu lắng nghe nội tâm, bạn sẽ đi theo cái không quen thuộc, cái không biết. Vì chính bản thân của mỗi người luôn thích phiêu lưu, khám phá. Cho nên, hãy luôn lắng nghe cái không biết và thu hết can đảm để đi vào chốn vô định.