| Hotline: 0983.970.780

Ớt thất thu

Thứ Hai 19/05/2014 , 10:41 (GMT+7)

Giống ớt mới mà bà con trồng, cây nào cây đó quả sai chi chít, nhưng có đến phân nửa số quả bị sâu bệnh tấn công, làm rụng hết. 

Năm 2013, Cty CP Á Châu đã ký kết với 4 xã của huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) trồng ớt XK. Theo đó, xã Hưng Tây trồng 1,5 ha; Hưng Long 2 ha, Hưng Xá 2,5 ha và Hưng Thông 10 ha. Cty cam kết bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, VTNN và 50% chi phí giống.

Vụ đầu tiên SX khá thuận lợi, nhưng vụ sau thời tiết thất thường, cây nhiễm nhiều sâu bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất khiến người nông dân thua lỗ. Nghệ An những ngày này nắng nóng gay gắt nhưng ở xã Hưng Thông vẫn có nhiều nông dân bám đồng bám ruộng.

Tuy nhiên, không khí hồ hởi, náo nhiệt đầu mùa đã không còn nữa, thay vào đó là sự lo toan, chán nản thể hiện thấy rõ trên từng khuôn mặt.

Ông Châu Văn Bình ở xóm 10 ngán ngẩm: “Gia đình tôi trồng 2 sào ớt, thời gian đầu không có vấn đề gì, nhưng từ trung tuần tháng 4 trở lại đây thì xuất hiện sâu bệnh gây hại, chúng phát triển quá nhanh nên mọi biện pháp phòng chống không hiệu quả. Cây ớt cũng đang thiếu nước tưới. Năng suất ớt vụ này chắc chắn sụt giảm mạnh”.

SX hàng hoá ở Hưng Nguyên đang gặp nhiều khó khăn, trong đó cả đơn vị bao tiêu, chính quyền lẫn nông dân đều bối rối. Nếu không sớm tìm ra phương hướng giải quyết, e rằng mô hình này "chết yểu".

Bà Hồ Thị Liên ở xóm 11 chia sẻ: “Cty Á Châu cho biết tối thiểu mỗi cây ớt sẽ mang lại 100.000 đồng, nhân lên cũng lãi trên dưới chục triệu đồng/vụ. Ban đầu thấy cây phát triển tốt, ai nấy đều vui mừng. Được mùa tôi dự tính mua thêm chiếc xe máy nhưng ngờ đâu…”.

Giống ớt mới mà bà con trồng, cây nào cây đó quả sai chi chít, nhưng có đến phân nửa số quả bị sâu bệnh tấn công, làm rụng hết. Những ngày này, bà Liên cùng mọi người ra đồng từ sáng sớm hái ớt để bán (Cty cử nhân viên đến tận đồng thu mua) nhưng thu nhập chẳng đáng là bao.

Dù 1 kg ớt vẫn được định giá 10.000 đồng, thế nhưng sau khi phân loại thì hầu hết chỉ còn là hàng loại 2 (6.000 đồng/kg), thành thử nhiều người đội nắng cả buổi chỉ bán được chừng 50.000 đồng/buổi.

Theo ông Cao Văn Tứ, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hưng Thông, chính quyền địa phương rất thấu hiểu những khó khăn mà người dân đang phải đối mặt và đang gấp rút làm tờ trình gửi lên huyện để sớm tìm ra phương án tối ưu nhất. Ông Tứ cũng cho rằng, đây là mô hình mới nên kinh nghiệm đối phó các vấn đề gặp phải còn nhiều hạn chế.

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra trên những diện tích trồng ớt ở xã Hưng Tây, Hưng Long và Hưng Xá, gây nên tâm lý bất an cho người nông dân. Ông Phạm Minh Tùng, Chủ nhiệm HTXNN Hưng Long lo ngại: “Nếu tiến triển thuận lợi thì nguồn thu từ cây ớt hàng hoá chắc chắn cao hơn trồng lúa, lạc. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước, HTX đã vận động bà con đầu tư kinh phí để khoan giếng ngay ngoài bãi. Nhưng với sâu đục quả thì vẫn chưa thể khống chế”.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.