| Hotline: 0983.970.780

Petra, thành phố bị lãng quên

Thứ Ba 06/11/2012 , 09:52 (GMT+7)

Các du khách sau khi đến thăm Petra (Jordan) vẫn ngỡ như vừa trải qua một giấc mơ tuyệt đẹp.

Petra (Jordan) là thành phố có tên trong danh sách Bảy kì quan thế giới hiện đại, đây thực sự là một địa điểm mà các du khách sau khi đến thăm vẫn ngỡ như vừa trải qua một giấc mơ tuyệt đẹp.

Những ngọn núi khổng lồ, đỏ rực ẩn chứa những lăng mộ khổng lồ với những cột đá đồ sộ, trạm trổ tinh xảo, dường như thung lũng này chẳng có điểm tương đồng nào với thế giới hiện đại bên ngoài. Đây là một kì quan có giá trị rất lớn được hình thành dưới sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên, con người và thời gian.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Petra chính là kho báu lớn nhất của Jordan, điểm du lịch thu hút hàng trăm ngàn lượt khách mỗi năm. Petra là thành phố rất độc đáo, những ngôi đền ở đây đều được khắc trực tiếp vào mặt đá bởi dân tộc Nabataeans, những người thợ thủ công tài hoa gốc Ảrập cách đây 2000 năm.


Rất nhiều du khách đến thăm Petra

Thành phố đã trở thành địa điểm quan trọng, nằm trên ngã ba đường của các tuyến giao thương gia vị, tơ lụa hay các loại hương liệu quý hiếm nối giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Ảrập đến Ai Cập, Syria, Hy Lạp và Rome.

Để đến được Petra, du khách phải đi qua hẻm núi Siq, dài hơn 1 km, 2 bên là những vách đá thẳng đứng cao đến 80 m. Để đi qua con đường đặc biệt này, du khách phải chuẩn bị những đôi giày cực tốt và nước uống là điều tối cần thiết. Đến cuối hẻm núi Siq, công trình đầu tiên sẽ xuất hiện là Nhà kho Al-Khazneh đồ sộ và vô cùng ấn tượng.

Tác phẩm đầy cảm hứng này có mặt tiền rất lớn, các nét trạm trổ phủ đều trên mặt đá cao 30 m và rộng đến 43 m. Những đường nét tinh xảo được khắc trực tiếp vào vách đá màu hồng, làm mờ nhạt đi những thứ xung quanh nó. Công trình này ra đời vào thế kỉ 1 và là lăng mộ của vua Nabataean. Nhưng điều có giá trị lớn nhất của Nhà kho Al-Khazneh chính là thể hiện được tài hoa của bàn tay các nghệ nhân điêu khắc thời xa xưa.

Mặc dù rất đồ sộ, choáng ngợp và gây ấn tượng mạnh với du khách nhưng Al-Khazneh chỉ là công trình đầu tiên trong chuỗi những công trình tô điểm cho vẻ đẹp của Petra.

Để khám phá hết những điểm đến tuyệt vời ở đây du khách cần từ 5 ngày đến 1 tuần. Càng đi sâu vào thung lũng Petra, du khách sẽ càng bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp tự nhiên ở đây, bên cạnh đó là những tác phẩm xuất sắc của kiến trúc cổ đại.

Ở đây có hàng trăm ngôi mộ cổ được trạm khắc tinh xảo trên các vách đá, tuy nhiên thời gian và thiên nhiên đã tàn phá đi rất nhiều do gió sa mạc và động đất. Hiện nay còn khoảng 500 công trình còn tồn tại, tất cả đều là những tác phẩm của người Nabataeans, mặc dù bên trong đều trống rỗng nhưng chính khoảng tối hoang vu này là điểm thu hút lớn nhất đối với du khách quốc tế.

Tu viện Ad-Deir, công trình ấn tượng xuất hiện sau 800 bậc thang đá là một trong những địa điểm thú vị nhất của thung lũng Petra. Nơi đây có các bia tưởng niệm những người nổi tiếng của dân tộc, các bàn thờ hiến tế và những hàng cột cao chót vót trên nền đá rộng lớn nhìn xuống thung lũng.


Tu viện Ad-Deir, công trình ấn tượng xuất hiện sau 800 bậc thang đá

Tại đây cũng có một sân khấu mang phong cách kiến trúc Roman với sức chứa tối đa lên đên 3.000 người trong những dịp lễ hội của người Nabataeans. Cùng với đó là ngôi đền Al Nasir Mohammad, được xây dựng vào thế kỉ 13 để tưởng niệm cái chết của Aaron, anh trai của Moses - nhà tiên tri vĩ đại của người Do Thái xuất phát từ Hoàng gia Ai Cập.

Hiện nay, các công tác khai quật khảo cổ ở thung lũng Petra đã được mở rộng để có được những góc nhìn chân thật về địa danh này. Để trưng bày các hiện vật tìm được từ dưới lòng đất, Jordan đã xây dựng tại đây 2 bảo tàng rất đẹp và ấn tượng là Bảo tàng Petra Archaeological và Bảo tàng Petra Nabataean.

Sau khi chiếm được Petra, đế chế La Mã đã từng xem đây là một khu vực quan trọng, nhưng rồi cũng quản lí rời rạc và chuyển đi, để lại cho người dân địa phương cai quản. Đến năm 1812, nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Johann Ludwig Burckhardt là người phát hiện ra khu vực thung lũng hoang vu nhưng có rất nhiều công trình tuyệt tác này.

Gần đó là những quầy hàng nhỏ bán đồ lưu niệm của các nghệ nhân địa phương. Các mặt hàng chủ yếu được bán ở đây là gốm sứ, đồ trang sức và trang trí nội thất có vân rất đẹp, được làm từ loại cát nhiều màu hình thành sau hàng ngàn năm trong thung lũng.

Một điều đặc biệt ở thung lũng kì ảo này nữa là xe cơ giới không được phép xuất hiện. Nếu không muốn đi bộ, các du khách có thể thuê ngựa hoặc xe ngựa để đi qua hẻm núi Siq dài 1 km với vách đá dựng đứng 2 bên. Đối với những du khách cao tuổi hoặc khuyết tật, Ban quản lí khu di tích sẽ cung cấp cho một giấy phép đặc biệt (có trả phí) để có người đưa đón đến các điểm du lịch trong thung lũng. Khi đã đi qua hẻm núi Siq, du khách có thể tự mình đi tham quan các đền thờ, lăng mộ đồ sộ ở đây.

Hoặc nếu không đủ sức, luôn có những chú lừa, lạc đà của người dân địa phương cho du khách thuê để di chuyển trên các con đường mòn trong thung lũng.

Petra bắt đầu hình thành vào khoảng thế kỉ 6 trước Công nguyên bởi những người Nabataean, gốc Ảrập. Bộ tộc du mục này đã chọn thung lũng màu đỏ để làm nơi định cư, đặt nền móng cho một đế chế thương mại hưng thịnh sau này. Mặc dù đã nhiều lần bị đế chế La Mã âm mưu thôn tính nhưng người dân Nabataean vẫn làm chủ được quê hương cho đến thế kỉ 1 sau Công nguyên.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm