| Hotline: 0983.970.780

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện CĂQ miền Nam: Nhiều vấn đề bất hợp lý

Thứ Năm 21/03/2019 , 09:44 (GMT+7)

Lương bổng của các nhà khoa học từ nhiều năm nay đã quá thấp so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội. Hồi còn làm viện trưởng, lương tôi chỉ khoảng 7 triệu đồng. Lương thế sao đủ sống.

16-19-12_pgsts_nguyen_minh_chu
PGS.TS Nguyễn Minh Châu

Theo tôi, trước hết phải sửa ngay lương bổng, chế độ đãi ngộ với các nhà khoa học ở mức có thể giúp cho họ yên tâm gắn bó với công việc nghiên cứu, với các viện nghiên cứu.

Việc phân bổ đề tài cũng có bất cập khi mà nhà khoa học không được tự chủ trong việc thực hiện các đề tài. Khi có chuyện gì xảy ra trên đồng ruộng, nhà khoa học không được tự giải quyết, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện đề tài. Đây cũng là vấn đề cần được tháo gỡ ngay theo hướng làm sao để nhà khoa học được khoán một phần kinh phí thực hiện đề tài theo sự yêu thích của mình. Cụ thể, khi Nhà nước giao nhiệm vụ, giao kinh phí cho nhà khoa học thực hiện đề tài, thì trong 100% kinh phí đó, nên cho phép nhà khoa học được sử dụng 15-20% để thực hiện nghiên cứu theo sở thích. Vì nhà khoa học không được nghiên cứu theo sở thích, không được làm cái mình yêu thích thì sẽ bị thui chột khả năng sáng tạo.

Những đề tài Nhà nước giao, đương nhiên nhà khoa học phải làm theo nhiệm vụ, nhưng với một số đề tài phái sinh, nhà khoa học cần được tự chủ trong quá trình thực hiện.

Thời gian giao thực hiện đề tài hiện không hợp lý, chỉ từ 3-5 năm. Thời gian như thế sẽ gây khó với những đề tài nghiên cứu giống, nhất là giống cây ăn quả. Để nghiên cứu ra được 1 giống cây ăn quả, ít nhất phải mất từ 12-14 năm. Vì trước hết, phải có thời gian lai tạo ra giống, rồi trồng cây giống trong vườn thí nghiệm xem có ra trái không, năng suất, chất lượng quả thế nào…

Sau đó, mới đưa cây giống ra trồng khảo nghiệm, và phải đợi thêm ít nhất 3 năm để cây ra trái. Do thời gian thực hiện đề tài quá ngắn, đã có trường hợp chúng tôi đang nghiên cứu một số giống lai thì bị hết kinh phí. Thế là chúng tôi lại phải chạy đôn chạy đáo, kiếm đủ tiền để tiếp tục thực hiện, vì không lẽ đang nghiên cứu nửa chừng, đã tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, lại đi bỏ dở? Do đó, thời gian thực hiện đề tài cần được xem xét, sửa lại sao cho hợp lý hơn với công tác nghiên cứu trên thực tế.

Bản quyền giống cũng là một vấn đề nhức nhối đối với các viện, nhà khoa học chuyên nghiên cứu giống. Theo tôi, bản quyền giống phải được bảo hộ chặt chẽ, đủ mạnh để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà khoa học, đảm bảo kinh phí hoạt động cho viện nghiên cứu. Khi thăm một viện nghiên cứu giống ở New Zealand, tôi được biết nguồn thu từ bản quyền giống của họ chiếm một phần rất lớn trong tổng kinh phí hoạt động hàng năm. Và nguồn thu này tăng lên qua từng năm. Điều này rất khác với ở Việt Nam.

16-41-00_nh_bo_sung_cho_2_bi_ve_kho_hoc
Giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 của Viện CĂQ Miền Nam đã được Cty TNHH Thanh long Hoàng Hậu mua bản quyền với giá 2 tỉ đồng.

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 8 - Gần thế kỷ trước, Pháp xác định mục tiêu cho nông nghiệp Việt Nam thế nào?

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 7 - Đâu rồi những Lương Định Của ngày xưa?

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 6 - Đầu tư xứng đáng cho hiện tại mới có kết quả trong tương lai

>>'Sức khỏe' của giới khoa học nông nghiệp: Bài 5 - Trần tình của một người trong chăn

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 4 - Viện chỉ như một sân ga

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 3 - Chảy máu chất xám ở một Viện lẫy lừng

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 2 - Đời sống nhà khoa học chỉ hơn được mỗi nông dân

>>'Sức khỏe' giới khoa học nông nghiệp: Bài 1 - Thủ tục, giấy tờ cao hơn ông chủ nhiệm đề tài

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.