| Hotline: 0983.970.780

Phá nhà thương binh

Thứ Tư 18/04/2012 , 10:58 (GMT+7)

Trong vụ đập phá nhà của thương binh Nguyễn Chính Chức ngày 6/1/2012, trước đó ông Chức không nhận được bất kỳ văn bản nào của cấp có thẩm quyền...

Năm 1994, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 57, giao 6.500 m2 đất tại cầu Nẩy xã Thanh Mai (huyện Thanh Oai) cho một số hộ dân xã Thanh Mai thuộc diện dãn dân, theo hình thức giao đất có thu tiền, mỗi suất đất 80 m2 giá 13,5 triệu.

38 hộ đã được xét đã nộp tiền đầy đủ, được UBND huyện ra quyết định giao đất và được UBND xã Thanh Mai thừa ủy quyền của huyện giao đất trên thực địa. Ông Tạ Văn Lộc là 1 trong số 38 hộ đó. Năm 1995, ông Lộc chuyển nhượng lại 80 m2 đất đó cho ông Nguyễn Chính Chức, thương binh hạng 3/4, với giá 20 triệu đồng.

Năm 1995, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 410 đình chỉ thực hiện Quyết định số 57. Theo đó, UBND xã Thanh Mai có quyết định yêu cầu 38 hộ dân “tạm dừng việc xây dựng” trên diện tích đất đã được giao tại cầu Nẩy.

Thấy việc “tạm dừng” đã kéo dài hơn mười năm mà chẳng ai giải quyết gì, do bức bách về nhà ở, từ năm 2010, một số hộ trong số 38 hộ dân trên đã tiếp tục xây dựng nhà cửa. Đến nay, có khoảng 20/38 hộ đã xây dựng nhà ở, nhiều hộ xây nhà kiên cố 2-3 tầng, cũng không thấy huyện, xã có bất kỳ phản ứng nào.


Nhiều hộ dân làm nhà 2 - 3 tầng vẫn được để yên

Cuối năm 2011, được sự quyên góp, giúp đỡ của Hợp tác xã Công nghiệp Thương binh Hà Đông và Hội Thương binh tình nghĩa huyện Quốc Oai, thương binh Nguyễn Chính Chức đã xây được một ngôi nhà cấp 4 rộng khoảng 20 m2 trên diện tích đất đã mua của ông Tạ Văn Lộc. Và gia đình ông đã dọn đến đó ở vào trước Tết Nhâm Thìn.

Sáng ngày 6/1/2012 (trước Tết Nhâm Thìn 10 ngày), khi gia đình ông Chức đi vắng, cửa nhà khóa, đến chiều về thì thấy ngôi nhà đã bị phá tan tành, đồ đạc trong nhà không biết bị chuyển đi đâu. Hỏi ra, ông Chức mới biết nhà mình bị “Ban cưỡng chế” của huyện Thanh Oai, bao gồm lực lượng Công an huyện, lực lượng của Ban chỉ huy quân sự huyện và lực lượng do UBND xã Thanh Mai điều đến, đập phá.

Một số người dân ở khu vực Cầu Nẩy chứng kiến vụ đập phá nhà của ông Chức cho biết, lực lượng đập phá có tới cả trăm người, trong đó có ông Phó trưởng Công an huyện Thanh Oai; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND huyện Quốc Oai; ông Nguyễn Văn Đích, Chủ tịch UBND xã Thanh Mai…

Tuy năm 1995, UBND tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 410 về việc đình chỉ thực hiện Quyết định số 57, nhưng từ đó đến nay, UBND huyện Thanh Oai không có quyết định thu hồi quyết định giao đất, biên bản giao đất của 38 hộ dân, cũng không trả lại tiền cho họ. Như vậy, đất của họ vẫn là đất hợp pháp. Việc mua bán đất giữa ông Chức và ông Lộc cũng là hợp pháp, tuy chưa làm đầy đủ thủ tục.


Ngôi nhà của thương binh Nguyễn Chính Chức trước khi bị phá

Theo quy định tại Nghị định 37/CP và nghị định 137/CP của Chính phủ về việc tổ chức cưỡng chế, thì việc tổ chức cưỡng chế những công trình xây dựng trái phép phải tuân thủ những quy trình rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trước hết phải có quyết định đình chỉ xây dựng, quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép của cấp có thẩm quyền. Nếu người xây dựng trái phép không chấp hành, thì cơ quan có thẩm quyền mới ra quyết định cưỡng chế dỡ bỏ. Quyết định cưỡng chế phải được giao cho người bị cưỡng chế trước 5 ngày, để họ tự tháo dỡ công trình. Chỉ sau 5 ngày mà họ không tự dỡ bỏ thì lúc đó lực lượng cưỡng chế mới tiến hành cưỡng chế. Trước và sau Tết âm lịch 15 ngày không được phép tổ chức cưỡng chế…


Và ngôi nhà bị phá 10 ngày trước Tết âm lịch

Trong vụ đập phá nhà của thương binh Nguyễn Chính Chức ngày 6/1/2012, trước đó ông Chức không nhận được bất kỳ văn bản nào của cấp có thẩm quyền như quyết định đình chỉ xây dựng, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế. Nhà đã xây xong, đã bị phá ngày 6/1 nhưng ngày 8/1 ông Chức mới nhận được quyết định đình chỉ xây dựng do ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Oai ký. Việc phá nhà lại diễn ra trước Tết âm lịch có 10 ngày, mà đây lại là nhà của 1 thương binh, được xây dựng nên bởi những đồng tiền quyên góp từ hàng trăm thương binh khác. Có thể nói đó là một vụ cưỡng chế hoàn toàn trái pháp luật, trái đạo lý.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất