| Hotline: 0983.970.780

Phá “vòng kim cô” cho ngô đông

Thứ Năm 26/12/2013 , 10:15 (GMT+7)

Một bộ giống ngô lai nội thế hệ mới không chỉ là ứng cử viên sáng giá cho nhiều vùng sinh thái mà còn hứa hẹn về khả năng phá vỡ chiếc “vòng kim cô” đang ngày càng siết chặt, co hẹp diện tích SX ngô đông ở miền Bắc…

Một bộ giống ngô lai nội thế hệ mới không chỉ là ứng cử viên sáng giá cho nhiều vùng sinh thái mà còn hứa hẹn về khả năng phá vỡ chiếc “vòng kim cô” đang ngày càng siết chặt, co hẹp diện tích SX ngô đông ở miền Bắc…

Vụ ngô đông từng một thời là phong trào nổi tiếng cả về diện tích lẫn hiệu quả kinh tế. Hồi ấy, đi đâu người ta cũng nói đến kế hoạch diện tích, năng suất ngô đông tỉnh này vượt tỉnh kia, nhìn đâu cũng thấy một màu xanh ngằn ngặt của loại cây bản lá dài, kết hạt nhờ tung râu, thụ phấn. Nó nổi tiếng đến mức có đồng chí Chủ nhiệm HTX từ thành công trong việc làm ngô đông bầu mà vươn lên không ngừng, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng và ngồi vào ghế Chủ tịch một tỉnh.


Ngô lai đơn LVN 102 năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt

Buồn thay dăm ba năm gần đây, diện tích trồng ngô đông ở miền Bắc đang giảm sút một cách nhanh chóng. Lý giải điều này khá đơn giản. Phần bởi cây ngô bị các loại cây màu vụ đông khác cạnh tranh, lấn lướt, phần bởi hiệu quả kinh tế của nó không cao trong khi lao động ngoài ngành mỗi ngày công “tiền tươi, thóc thật” mèng ra cũng phải 100.000 - 150.000 đồng.

Có nhà nghiên cứu tính toán, vụ ngô đông nếu không đạt năng suất 6 tấn/ha sẽ không thể đảm bảo hiệu quả kinh tế, sẽ là cầm chắc thất bại trong tay. Ngưỡng 6 tấn/ha thực sự là chiếc “vòng kim cô” vô hình dần siết vào một đối tượng cây trồng trong một mùa vụ rất đặc thù này. Diện tích ngô đông giảm sút nhanh chóng khiến cho các Cty giống cũng không coi vụ đông là một “miếng bánh” thị phần béo bở như trước nữa. Một cách suy nghĩ mới.

Khác với bộ giống ngô lai nội đã quen thuộc với bà con nông dân cả chục năm nay, bộ giống thế hệ thứ hai mà khởi đầu bằng LVN111 và LVN102 là những sản phẩm được kỳ vọng của Viện Nghiên cứu ngô cho các mùa vụ, vùng miền, nhất là rất hợp cho SX vụ đông. Chúng vừa cho năng suất cao vừa có thời gian sinh trưởng thích hợp để kết thúc vụ đông kịp thời làm đất, cấy lúa vụ chiêm xuân.

Đây là kết quả của dự án “Phát triển giống ngô lai LVN111 và LVN102 cho các vùng SX ngô hàng hóa chủ lực trong nước” thuộc Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực, mã số KC.06/11-15” đã được Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt.

LVN111 và LVN102 đã được công nhận cho SX thử và đi nhanh vào SX. Với thời gian sinh trưởng khá ngắn ngày (vụ đông 110 - 115 ngày), bắp múp, sâu cay, lõi cứng, 16 hàng hạt và màu hạt rất đẹp, thực sự là những đặc tính khác biệt của bộ đôi này.

HTX Nhân Lý (Phú Xuân, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) vụ đông 2013 đã trình diễn 0,5 ha LVN102. Mục tiêu của mô hình nhằm đánh giá, xác định tiềm năng năng suất và tính thích ứng, tính ổn định của giống, từ đó làm căn cứ cho định hướng phát triển vùng sản xuất ngô của huyện.

Qua thực tế cho thấy, LVN102 có thân cây to khỏe, bộ lá xanh bền đến lúc thu hoạch, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, bắp ngô dài, lá bao kín, tỷ lệ kết hạt cao. Trong cùng điều kiện canh tác như nhau, giống ngắn ngày hơn đối chứng tới 7 ngày, đặc biệt cho năng suất cao hơn 60 kg/sào, tương đương mức lãi thêm 10 triệu đ/ha. Chỉ sau một vụ SX, chính địa phương thực hiện mô hình đã bị thuyết phục và kiến nghị Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc đưa LVN102 vào cơ cấu cây trồng của tỉnh ngay trong năm 2014.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất