Thứ sáu, 19/04/2024 | 19:51 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 09:05, 28/12/2017

Phải có lộ trình phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngày 27/12, tại TP.HCM, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”.

Nhiều ý kiến tại Diễn đàn cho rằng phát triển nông nghiệp hữu cơ là cần thiết nhưng phải thận trọng và có lộ trình cụ thể.
 

Nhu cầu không nhỏ

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên toàn cầu (thực phẩm và đồ uống) hiện đã đạt trên 81,6 tỷ USD (2015). Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất là Mỹ với 27,1 tỷ USD, Đức 7,9 tỷ USD, Pháp 4,8 tỷ USD... Tuy nhiên, tính theo mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên đầu người/năm thì nhiều nhất lại là Thụy Sỹ (221 EUR), Luxemburg (164 EUR), Đan Mạch (145 EUR)... Tốc độ gia tăng giá trị sản phẩm hữu cơ khá cao, từ 15,2 tỷ USD năm 1999 lên 28,7 năm 2004 và đạt 81,6 tỷ USD năm 2015.

16-42-26_pht_trien_nong_nghiep_huu_co
Sản xuất rau hữu cơ ở trang trại Organica (Long Thành, Đồng Nai)

Ở Việt Nam, theo khảo sát của Cty Nielsen Việt Nam, khoảng 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện và bảo vệ môi trường. Đồng thời, có 79% người dân sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

Ông Võ Hoàng Anh, GĐ Marketting Saigon Co.op Mart, cho biết, hệ thống này vừa phối hợp với Nielsen Việt Nam đánh giá về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở TP.HCM và Hà Nội.

Theo đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở TP.HCM hiện vào khoảng 141 tỷ đ/tháng, ở Hà Nội là 41 tỷ đ/tháng. Hiện giá trị mua bán sản phẩm hữu cơ ở Hà Nội vào khoảng 19 tỷ đ/tháng, ở TP.HCM là 14 tỷ đ/tháng. Nhiều người có nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ nhưng chưa mua vì còn e ngại về giá cả, nguồn gốc xuất xứ, hay chưa phân biệt được sản phẩm hữu cơ với sản phẩm sạch, sản phẩm tự trồng trọt, chăn nuôi. Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở các đô thị lớn là không nhỏ. Những sản phẩm hữu cơ mà Saigo Co.op Mart tham gia đầu tư từ gốc để kiểm soát chất lượng theo chuỗi, hiện đang trong tình trạng cung không đủ cầu.
 

Phải có lộ trình

Nhu cầu cao, nhưng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ đã đạt 77 ngàn ha tại 33 tỉnh, TP, tăng gấp 3,6 lần so năm 2010. Tuy nhiên, so với 50,9 triệu ha canh tác của cả thế giới và 11,53 triệu ha canh tác nông nghiệp của Việt Nam, thì diện tích canh tác hữu cơ như trên ở nước ta là quá nhỏ bé.

Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp, nông dân. Ông Võ Minh Khải, GĐ Cty Viễn Phú, chia sẻ “Hơn 10 năm trước, khi tôi bắt tay vào sản xuất lúa hữu cơ, gần như chỉ có một mình mình làm. Bây giờ đã có thêm nhiều DN tham gia rồi”. Theo Cục Trồng trọt, đến 2016, đã có 26 cơ sở sản xuất hữu cơ ở 15 tỉnh, TP với tổng diện tích hơn 4.100 ha. Ngoài ra, cũng có 33 cơ sở sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ, trên diện tích gồm 1.197 ha lúa, 90,3 ha rau, 284,7 ha nho và 79,4 ha táo.

Một trong những hạn chế lớn nhất của phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay còn đối mặt với nhiều thách thức như quy trình chứng nhận khắt khe, phức tạp, chi phí chứng nhận cao, phải có thời gian khá dài để cải tạo đất, thị trường tiêu thụ chưa ổn định… Vì vậy, một số câu hỏi đang được đặt ra là nên phát triển nông nghiệp hữu cơ ở mức độ, quy mô nào?

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn nên tập trung vào sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo ATTP hơn là chạy theo việc sản xuất hữu cơ với các tiêu chí quá khắt khe, phức tạp. Theo PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ngay cả trên thế giới, diện tích sản xuất hữu cơ cũng chỉ ở một mức độ khá khiêm tốn so với diện tích canh tác nói chung. Do đó, trong 10 hay 20 năm tới, dù đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, thì diện tích canh tác hữu cơ ở Việt Nam chỉ có thể đạt tối đa 10%.

Do vậy, theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, trước mắt chỉ nên phát triển canh tác theo hướng hữu cơ, đồng thời khuyến khích các DN lấy được các chứng nhận hữu cơ quốc tế để XK vào những thị trường khó tính. Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải có lộ trình, có nghiên cứu, đánh giá cụ thể về nhu cầu thị trường, không thể nhà nhà làm hữu cơ, người người làm hữu cơ. Bên cạnh đó, cần sớm có những chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong đó có chính sách phát triển sản xuất phân bón hữu cơ. Bởi nếu phát triển được phân bón hữu cơ chất lượng tốt, giá cả phải chăng ở trong nước, thay vì phụ thuộc nhiều vào NK như hiện nay, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy canh tác hữu cơ, giảm giá thành các sản phẩm hữu cơ…

Qua đó, giúp cho sản phẩm hữu cơ trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng trong nước, đồng thời kích thích thêm nhiều DN đầu tư vào sản xuất hữu cơ. Theo ông Võ Minh Khải, nếu trong nước có nguồn phân hữu cơ chất lượng tốt, giá hợp lý, có thể giúp làm giảm giá thành sản phẩm hữu cơ từ 10-20%.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam: Phải có hệ thống pháp lý quản lý nông nghiệp hữu cơ 

Trong 10 năm qua, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam có tốc độ phát triển khá tốt. Đã bắt đầu có các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ đưa ra thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước đang quan tâm nhiều hơn tới những sản phẩm tốt cho sức khỏe, và đã có XK ra nước ngoài. Vì vậy, tuy diện tích và sản lượng nông sản hữu cơ còn nhỏ, nhưng đã đến lúc phải có một hệ thống cơ sở pháp lý để quản lý về nông nghiệp hữu cơ.

Bộ NN-PTNT đã hoàn tất việc xây dựng Nghị định về Nông nghiệp hữu cơ, hy vọng sẽ sớm được Chính phủ ký quyết định ban hành trong thời gian sớm nhất. Bộ NN-PTMT cũng sẽ bắt tay vào xây dựng Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2018-2025. Bộ KH-CN và Bộ NN-PTNT cũng đã họp lại với nhau nhiều lần để chỉnh sửa bộ tiêu chuẩn quốc gia về hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sao cho phù hợp hơn với điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam.

 

SƠN TRANG

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

HÀ TĨNH Việc sử dụng hỗn hợp từ trứng gà, sữa tươi phun cho cây lúa nhằm cung cấp dưỡng chất, giúp hạt chắc mẩy, hạn chế mầm bệnh gây hại, cho chất lượng gạo thơm ngon.

Vườn rau hữu cơ đầu tiên ở Hải Phòng '5 không'

Vườn rau hữu cơ đầu tiên ở Hải Phòng '5 không'

HẢI PHÒNG Mô hình trồng rau hữu cơ tại HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đại Đồng cho năng suất cao, có thể canh tác nhiều lứa liên tục, giá sản phẩm cao gấp 3 thị trường.

Lúa - tôm hữu cơ thuận lợi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Lúa - tôm hữu cơ thuận lợi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Tỉnh Kiên Giang đề xuất đưa hệ sinh thái lúa - tôm vào thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Trại nấm lớn nhất Tây Nguyên không bỏ đi thứ gì

Trại nấm lớn nhất Tây Nguyên không bỏ đi thứ gì

ĐẮK LẮK Trang trại nấm OCOP 4 sao đầu tiên tại Đắk Lắk được trồng hữu cơ, các phôi nấm sau khi thu hoạch được ủ làm phân bón cho cây trồng theo mô hình tuần hoàn.

Trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn

Trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn

HẢI PHÒNG Nhiều hộ dân ở xã An Hòa, huyện An Dương chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, cho thu nhập gấp 4 - 5 lần trồng lúa.

Xem Thêm