| Hotline: 0983.970.780

Phải hợp lòng dân

Thứ Hai 09/01/2012 , 10:45 (GMT+7)

Tuy mới bắt tay vào xây dựng NTM nhưng Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đã đạt 14 tiêu chí...

Cuộc sống người dân thay da đổi thịt nhờ xây dựng NTM

Tuy mới bắt tay vào xây dựng NTM nhưng Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đã đạt 14 tiêu chí và phấn đấu đến cuối năm 2013 sẽ đạt chuẩn xã NTM. Vì đâu, Vĩnh Thạnh đạt được kết quả đó?

Ông Đinh Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, cho biết: Không phải bây giờ mà cách đây 11 năm, sau mùa lũ năm 2000 địa phương đã bắt tay vào việc làm đê bao kiên cố để đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa từ 2 vụ lên 3 vụ theo mô hình ô bao. Lúc ấy, họp dân bà con đều đồng thuận vay tiền từ chương trình kiên cố hóa kênh mương, xã tranh thủ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp để làm đê bao chống lũ.

Hiệu quả đê bao kết hợp với giao thông nông thôn đã phát huy hiệu quả trong chín năm qua và con nước lũ 2011 đã đảm bảo ăn chắc cho sản xuất và tính mạng của người dân. Đất lúa từ 2 vụ tăng lên 3 vụ, xe 2 - 4 bánh đi được 2 mùa mưa nắng, nhà mới ngày một nhiều, nông thôn mỗi ngày một sung túc.

Bài học đúc kết được từ thực tế của xã Vĩnh Thạnh là: "Nếu người dân không đồng thuận thì việc xây dựng NTM không thể thành công". Chính sự đồng thuận của người dân, sau 11 năm đầu tư phát triển thì tiêu chí xã văn hóa là bàn đạp để Vĩnh Thạnh "chạy" đến đích xã NTM.

Bây giờ điều kiện canh tác lúa ở Vĩnh Thạnh từng bước được cơ giới hóa từ khâu lựa chọn giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu và tiêu thụ sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Sang (80 tuổi) ở ấp Vĩnh Lợi nói: "Nông thôn Vĩnh Thạnh được mới như hôm nay chính từ cách làm của lãnh đạo địa phương hợp lòng dân, cùng nhau đầu tư làm ô đê bao khép kín kiên cố kết hợp với giao thông nông thôn sau đỉnh lũ năm 2000. Còn trước đó xã Vĩnh Thạnh toàn là đường đất đi lại rất khó khăn, đi xe đạp mà gặp trời mưa thì phải gửi xe lại lội bộ về vì sình lầy. Mấy năm nay nhờ xây dựng hệ thống cầu, đường kết hợp với thủy lợi nên bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể. Làm lúa thì vụ nào cũng trúng mùa nên kinh tế khấm khá, có vật chất thì tinh thần cũng thay đổi theo”.

+ Sau 10 năm đầu tư phát triển, Vĩnh Thạnh có 10 tuyến đường liên xã dài 23,26 km; 18 công trình sông kênh, rạch chính các loại; tổng chiều dài 56,1 km; 33 công trình thủy lợi kênh, mương, rạch nội đồng trong đê bao các loại; 18 ô bao và 9 trạm bơm phục vụ sản xuất trên toàn xã; 4 trạm cấp nước sạch nông thôn, cung cấp cho 1.144/3.909 hộ sử dụng chiếm 30% tổng số hộ trên địa bàn xã; tỷ lệ hộ dân có nhà vệ sinh tự hoại 70%...

+ Diện tích đất canh tác nông nghiệp của Vĩnh Thạnh là 2.392,84 ha, dân số 18.247 người sống trong 3.909 hộ. Thế mạnh kinh tế của xã chủ yếu trồng lúa với diện tích 2.302,93 ha; hoa màu 1,0400 ha; vườn cây ăn trái 155 ha; chăn nuôi 45 ha; nuôi trồng thuỷ sản 25 ha.

Ông Đinh Văn Dũng cho hay: Xã Vĩnh Thạnh còn lại 5 tiêu chí chưa đạt 100% nhưng cũng đã đạt từ 50% trở lên. Đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo… cũng đạt từ 30 đến 70%. Tất cả các tiêu chí này sẽ phấn đất đến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành để trở thành xã NTM đầu tiên của tỉnh. Hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa đang đầu tư xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm nay.

Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho hay: Quan điểm của tỉnh trong việc xây dựng NTM là làm đến đâu thì phải chắc đến đó. Theo đó, Đồng Tháp xây dựng riêng các tiêu chí sao cho phù họp với điều kiện thực tế của địa phương, không thể cứng nhắc theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

Ví dụ, thay vì đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã, ấp thì Đồng Tháp chỉ đạo cho các địa phương xây dựng và thành lập Trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Kế hoạch năm 2012 sẽ cho xây dựng thí điểm 6 Trung tâm sinh hoạt cộng đồng kết hợp. Thiết chế văn hóa phải kết hợp với thiết chế giáo dục thì chắc chắn phát huy được hiệu quả đầu tư. Phải đẩy mạnh vấn đề giáo dục cộng đồng kết hợp với hoạt động cộng đồng. Cái cốt lõi của vấn đề là tính hiệu quả của mô hình mới là “mấu chốt” chứ không phải là cơ sở hạ tầng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất