Thứ năm, 28/03/2024 | 16:01 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 10:36, 12/05/2010

Phải hướng đến GAP, nông nghiệp hữu cơ

Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa GS.TS Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam với PV NNVN quanh vấn đề "Điểm sản xuất lúa tối ưu nằm đâu?"

GS.TS Bùi Chí Bửu
Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa GS.TS Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam với PV NNVN quanh vấn đề "Điểm sản xuất lúa tối ưu nằm đâu?"

>> Quan trọng nhất là quản lý thị trường nhưng bị bỏ qua
>> Nâng cao giá trị lúa gạo VN: Bài toán chưa ai giải
>> Không nhất thiết chạy theo sản lượng
>> Điểm sản xuất lúa tối ưu nằm đâu?

Thưa giáo sư, đã qua rồi thời “thóc cao gạo kém”, nay lúa làm ra ngày một nhiều, lúa gạo trở thành hàng hóa...; lúa gạo làm nên một Việt Nam cường quốc lương thực. Giáo sư nhận định thế nào thành công này của nông nghiệp nước nhà?

Trước tiên tôi báo tin mừng nông nghiệp Việt Nam: Vào đầu tháng 2/2010, tại diễn đàn toàn cầu về phát triển nông nghiệp, do FAO tổ chức tại Trung Quốc, Việt Nam (VN) là quốc gia được công nhận xếp thứ 7 vào hàng những nước phát triển dựa vào nông nghiệp (đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Ai Cập… và VN). Đánh giá cao nhất về đầu tư thủy lợi, chưa có quốc gia nào đầu tư mạnh như VN. Kể từ khi đất nước thống nhất, sau hơn 30 năm VN đã đầu tư thủy lợi đúng hướng, vì có nước mới sản xuất nông nghiệp được, có nước sạch mới phát triển nông thôn. Chính vì vậy tác động thủy lợi của VN đã hơn hẳn các nước trong khu vực như: Thái Lan, Philipines, Indonesia…

Thứ hai là là sự tác động của chính sách nông nghiệp kịp thời, phù hợp đã tạo động lực phát triển. Thứ ba là công tác khuyến nông. Chi phí khuyến nông hàng năm của VN tính ra chia đều cho nông hộ chỉ hơn 8.000đ/hộ/năm, chưa tới 0,5 USD trong khi Thái Lan cách đây 15 năm đã là 40 USD/nông hộ/năm. Ở Philipines, Indonesia, một khuyến nông viên yểm trợ kỹ thuật cho 300-400 nông hộ, còn Việt Nam một khuyến nông viên với khoảng 5.000 nông hộ. Thêm một thành công nữa là thành tựu chọn giống lúa của VN. Sau nhiều năm nghiên cứu lai tạo VN có nhiều giống lúa tốt, kháng phèn, mặn… VN đã thành công phát triển cây lúa nhờ làm tốt thuỷ lợi và khoa học di truyền chọn giống.

Thành công đó làm cho nhiều nước nông nghiệp trên thế giới không thể ngờ được. Nhớ các năm 2006-2008 khi lúa bị rầy nâu (RN) hoành hành khủng khiếp, một số nước sản xuất lúa tưởng chừng VN “chết” vì dịch RN. Ngay cả IRRI (Viện lúa Quốc tế) tại Philipines – nước nhập khẩu gạo chủ yếu từ VN cũng rất lo ngại, thậm chí có định đoán rằng năm 2007 VN sẽ nhập khẩu gạo. Thế nhưng VN vượt qua quá giỏi. Năm 2007 VN chẳng những không nhập khẩu gạo mà còn XK gạo vượt cao hơn năm trước. Đó là nhờ thành công từ cách dùng bẫy đèn dự báo tới thực hành chiến lược xuống giống đồng loạt né rầy.

Chỉ một động tác này thôi thế giới không tưởng tượng được các nhà khoa học VN làm được - huy động tất cả nông dân cùng 1 ngày ra đồng trên hàng triệu héc-ta. Về mặt này, Thái Lan hiện đang bị dịch RN đang học tập kinh nghiệm VN. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận do chúng ta chạy theo gia tăng sản xuất, tăng sản lượng lúa, đã làm quần thể RN cũng gia tăng.

Tăng sản lượng lúa, nông dân mình đã làm được. Song, ND thu nhập vẫn chưa cao? Ta "đua" sản lượng mức nào thì vừa, thưa giáo sư?

Nước ta có 9,2 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích lúa 4,1 triệu ha và nếu chia trên tổng dân số 86 triệu người. Tính ra bình quân đất canh tác lúa của nước ta chỉ 0,15ha/người, so với mức bình quân thế giới 0,30 ha/người. Nếu VN không đi theo con đường tăng sản lượng thì không đủ ăn. Tăng sản lượng có 2 cách: một là tăng năng suất, hai là tăng diện tích đất. Nhưng qua 5 năm gần đây bình quân giảm 50.000ha đất lúa/năm, do tốc độ phát triển đô thị, công nghiệp… diện tích canh tác lúa còn khoảng 3,8 triệu ha. Trong khi dân số tiếp tục gia tăng, mỗi năm nước ta có 1 triệu trẻ em ra đời và cơ cấu dân số sẽ dừng lại ổn định 120 triệu dân. Như vậy diện tích lúa của ta không đủ.

Tôi nghĩ rằng đừng vội phê phán chạy theo gia tăng sản lượng lúa, vấn đề tăng thế nào hợp lý thôi. Nhìn vào sự gia tăng dân số và ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, nông nghiệp thiếu nước chúng ta sẽ thấy nguy cơ an ninh lương thực (ANLT). VN tăng 3 vụ lúa/năm. Còn Indonesia hiện phải tăng vòng quay đất lúa lên 4 vụ/năm mới có đủ lượng lương thực. Bài toán trong tương lai nước ta sẽ càng khó hơn: đất thiếu, nước sản xuất nông nghiệp thiếu. Trước đây 10 năm chúng ta có bình quân 13.000m3 nước/người/năm, nhưng nay giảm còn 8.500m3/người/năm.

Như vậy chỉ trông cậy con đường tăng năng suất?

Tăng năng suất để đưa sản lượng lên. Nhưng năng suất lúa đã đội trần. Vụ đông xuân vừa qua Cần Thơ đạt đỉnh năng suất 7tấn/ha. Đây là năm cao nhất và sẽ khó có khả năng tăng cao hơn được nữa. Trước đây, mỗi năm năng suất lúa tăng 1%, nhưng nay năng suất tăng chậm lại dưới 1%. Các nhà khoa học yêu cầu sắp tới cần tăng từ 3-5% để đảm bảo ANLT cho tương lai. Trong khi ĐBSCL đất lúa giảm, nguồn nước sản xuất nông nghiệp thiếu. Xưa kia vào tháng 4 mùa kiệt lưu lượng nước sông Mekong vẫn 10.000m3/giây, nhưng mùa kiệt này giảm còn 6.000m3/giây, nguyên nhân do khai thác thủy điện đầu nguồn, hạn hán… Khi thiếu nước, 1 triệu ha đất vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười sẽ dậy phèn.  

Giáo sư nghĩ thế nào về công nghệ sinh học?

Công nghệ sinh học cũng là một giải pháp tăng năng suất cây trồng. Trên thế giới sản phẩm biến đổi gen đã có 15 năm qua và cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy gây hại cho con người. Về khoa học không có vấn đề gì. Ở Mỹ rất khắt khe nhưng cũng cho phép.

Giống cây trồng biến đổi gen không đơn thuần chỉ giải quyết bài toán trọng lượng (tính bằng kg) mà còn giải quyết sâu bệnh, tính chịu hạn, mặn… Những nước công nghệ sinh học trình độ thấp sẽ thua thiệt.

Theo GS đâu là giải pháp giải quyết “mâu thuẫn” giữa sản xuất nông nghiệp bền vững như một số nhà khoa học khuyến cáo mà vẫn đảm bảo nông dân làm lúa có lợi nhuận cao? 

Hiện có 2 xu hướng khác nhau, một số nhà khoa học khuyến cáo hướng tới sản xuất bền vững, giữ gìn môi trường, sản xuất giảm phân bón, sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng… Còn ND thường quan tâm năng suất, có khi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá đà. Để giải quyết mâu thuẫn này thế giới đã tính tới cách đây 10 năm. Đó là sản xuất theo hướng GAP (Good Agriculture Practice) – một giải pháp rất tốt để giải quyết bài toán sản xuất bền vững, nông dân có lợi. Ở HTX Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã làm được lúa GAP, nếu làm được nhiều hơn Canada chấp nhận mua giá cao gấp 3 lần. Nếu làm được nông nghiệp hữu cơ, gạo hữu cơ giá sẽ tăng lên gấp 5-6 lần.

Nhưng ĐBSCL đang có quá nhiều giống lúa và theo “cơ cấu” làm gạo 5%, 25%... để XK. Vậy bằng cách nào nâng cao phẩm chất hạt gạo VN?

Tôi nghĩ chúng ta làm được. ĐBSCL nên xác định 5 giống lúa chủ lực, mỗi giống hơn 10.000ha trên một cánh đồng; mỗi giống chủ lực canh tác 200.000ha thì 5 giống chúng ta có 1 triệu ha. Trong mấy chục giống còn lại, chọn 10 giống bổ sung.

GS nghĩ việc khơi dậy tiềm năng vựa lúa ĐBSCL sẽ như thế nào?

Tôi nghĩ rằng con đường đi lên công nghiệp hóa nông nghiệp cần tổ chức lại sản xuất. Với sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún, qui mô 4-5 công ruộng/hộ như hiện nay thì trong thời gian tới cần có sự đột phá đổi mới mô hình sản xuất, chính sách về mức hạn điền. Riêng ĐBSCL tiềm năng còn lớn cần đánh thức. Muốn vậy, cần tổ chức sản xuất, giải quyết bài toán ruộng đất. Như có một nông dân ở An Giang làm trang trại lúa qui mô lớn mấy chục héc-ta thành công. Từ đây nhớ lại xưa kia ông bà ta đâu có vốn liếng nhiều, nhưng đã biết khai thác, quản lý cả vùng đất đai ĐBSCL rộng lớn. Tôi cho rằng đổi mới phương thức sản xuất và biết dựa vào tập quán văn hóa truyền thống có tính khả thi cao sẽ thúc đẩy phát triển nhanh hơn. 

Cám ơn GS về cuộc trao đổi này!

Hữu Đức

Tạo 4 nguồn thu nhờ kiên trì theo đuổi cà phê hữu cơ

Tạo 4 nguồn thu nhờ kiên trì theo đuổi cà phê hữu cơ

ĐẮK LẮK Sau 7 năm canh tác hữu cơ, vườn cà phê Vương Thành Công có nguồn thu đa dạng từ các sản phẩm cà phê, trà hoa cà phê, rượu vang cà phê, đồ mỹ nghệ.

Những người viết nên câu chuyện lúa hữu cơ vùng đất lửa

Những người viết nên câu chuyện lúa hữu cơ vùng đất lửa

QUẢNG TRỊ Sản xuất lúa hữu cơ như một cuộc cách mạng. Nhiều nông dân được 'giác ngộ' đã bỏ tập quán canh tác cũ, bước vào một chương mới trong sản xuất nông nghiệp.

Phân hữu cơ sinh học 'hồi sinh' đồi chè thoái hóa

Phân hữu cơ sinh học 'hồi sinh' đồi chè thoái hóa

THÁI NGUYÊN Phân bón Ivan có nguồn gốc tự nhiên có thể phun trên lá hoặc tưới xuống đất trồng chè. Qua đó, phân hủy thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo và giải độc đất.

Bắc Hà - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ

Bắc Hà - điểm sáng nông nghiệp hữu cơ

Đến hết năm 2023, huyện Bắc Hà đã trở thành địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất tỉnh Lào Cai với hơn 3.388ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ.

Tập huấn về sản xuất, chứng nhận, chế biến, thương mại thực phẩm hữu cơ

Tập huấn về sản xuất, chứng nhận, chế biến, thương mại thực phẩm hữu cơ

Bình Phước Từ 8/1/2024 -11/1/2024, Mekong Organics và Công ty TNHH Nông Nghiệp Hữu Cơ Việt Hà tổ chức khóa tập huấn 'Sản xuất, chứng nhận, chế biến và thương mại thực phẩm hữu cơ'.

Vườn ổi hữu cơ 5ha trên cù lao không hóa chất

Vườn ổi hữu cơ 5ha trên cù lao không hóa chất

HẢI PHÒNG Vườn ổi lê 5ha trên đảo Bầu được canh tác theo quy trình hữu cơ, 'nói không' với hóa chất, người tiêu dùng có thể hái ăn luôn tại cây.

Trồng dưa hữu cơ, rộng đường xuất khẩu

Trồng dưa hữu cơ, rộng đường xuất khẩu

HẢI PHÒNG Với quy trình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn, sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã Sông Giá đã được nhiều đối tác ngỏ ý hợp tác xuất khẩu.

Gắn chăn nuôi - trồng trọt tuần hoàn, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

Gắn chăn nuôi - trồng trọt tuần hoàn, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

THÁI NGUYÊN Tại Thái Nguyên, đa số cơ sở chăn nuôi đều chú trọng áp dụng quy trình tuần hoàn, sử dụng chất thải chăn nuôi cho trồng trọt, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Xem Thêm