| Hotline: 0983.970.780

Phải khơi dậy sự tử tế

Thứ Sáu 13/03/2015 , 06:20 (GMT+7)

Clip học sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) hành hung bạn Nguyễn Thị Hồng P ngay trong lớp học đang gây nên sự phẫn nộ trọng dư luận. 

Đây không phải là lần đầu tiên bạo lực học đường diễn ra. Vì sao như vậy? Nhà văn Y Ban (Báo Giáo dục & Thời đại) cho rằng: Nếu chúng ta không vào cuộc, nay cô bé này, mai cô bé khác, điều đau lòng hơn sẽ đến.

Tôi đau lòng và kinh hoàng

Thưa nhà văn Y Ban, chị có suy nghĩ gì sau khi xem clip học sinh đánh bạn ở Trà Vinh vừa qua?

Khi con trai tôi học lớp 10 mở cho xem clip này, tôi rất sốc. Thứ nhất là lớp trưởng đánh bạn vô cùng đầu gấu, rất bài bản, mang tính chất xã hội đen như thế khác gì đại bàng trong nhà tù.

Chúng ta hay nâng quan điểm, có thể lời của tôi cũng đang nâng quan điểm, nhưng tôi sốc như thế đấy. Vì sao? Lớp trưởng bao giờ cũng làm lãnh đạo và có tư chất.

Ngoài tư chất tốt thì đây toàn bộ là phiên bản giáo dục lỗi của chúng ta. Chúng ta phải xem lại lớp trưởng đây là thế nào, lãnh đạo lớp là như thế nào?

Cú sốc thứ hai đối với tôi là đã vào nhà trường thì có bảo vệ, có giám thị, có thầy cô giáo. Vậy mà tại sao không thấy bóng dáng một ai?

Cô bé đó phải chịu sức ép kinh hoàng như thế nào mà không được thầy cô giáo đứng bên cạnh, không một ai đứng bên cạnh. Em còn không tin tưởng cả mẹ lẫn cô giáo để dám nói ra việc bị bạn hành hung như thế.

Cú sốc thứ ba, tình bạn ở trong lớp của chúng ta bây giờ là như thế nào? Cô bé đó có bạn thân hay không? Lớp thanh niên trẻ của chúng ta là như thế nào? Tại sao không có ai xông pha cứu bạn? Tại sao không có một em học sinh nào mở cửa ra để gọi thầy cô? Tất cả điều đó làm tôi đau lòng và kinh hoàng.

Người lớn đang vô cảm

Hình như các bậc phụ huynh khi con đi học về, câu đầu tiên luôn hỏi con cái về điểm số trên lớp mà không hề hỏi về những việc xảy ra. Khi sự đã rồi thì lo chống đỡ chứ chưa ngăn ngừa, phải không, thưa chị?

Đúng vậy. Phụ huynh chúng ta không biết từng ly từng tí một con mình như thế nào. Con té cầu thang thì phải hỏi cẩn thận như thế nào và hỏi bạn của con chứ, tại sao lại vô cảm như vậy?

Đổ cho trẻ con vô cảm nhưng chính chúng ta đang vô cảm. Trẻ con chỉ là phiên bản của chúng ta mà thôi. Đến trường không có bố mẹ quan tâm chăm sóc; còn thầy cô thì tập trung trong phòng Hội đồng, bỏ học sinh bơ vơ, lạc lõng.

Tôi đi thực tế quan sát các trường, tôi nhận thấy điều đó. Giám thị cũng không bao giờ quan tâm đến học sinh. Có em học sinh ngã từ trên tầng 2 xuống mà không thấy các thầy cô giáo đâu.

Liệu rằng vết thương tâm lý của các em có nguôi ngoai được không, khi những clip kia được chia sẻ và tồn tại trên mạng Internet?

Tôi không lo về việc clip đó phát tán lên làm ảnh hưởng đến cô bé. Trẻ con quên rất là nhanh. Mọi người đã ở bên cạnh chia sẻ với em rồi. Tôi lo lắng về nỗi sợ hãi đã cùng cực đến mức nào khi 2 tháng liền chịu sự hằm hè của những bạn học trong lớp đeo khăn quàng đỏ.

Điều quan trọng hơn nữa là tất cả những tâm hồn khác. Nếu chúng ta không vào cuộc, nay cô bé này, mai cô bé khác, điều đau lòng hơn sẽ đến. Còn 7 em học sinh đánh bạn liệu có ngẩng được lên khi tất cả chúng ta đổ xô vào “ném đá”?

Gửi vào trại giáo dưỡng 7 em đó còn đáng lo ngại hơn em học sinh bị đánh kia. Cả trường, cả lớp rồi sẽ từ thái cực nọ sang thái cực kia. Xã hội chúng ta, khi “ném đá” thì đổ xô vào “ném đá”, rồi đổ xô vào lòng tốt mà không hiểu rằng mình đang làm cái gì.

Các bậc phụ huynh cần quan tâm, sát sao đến con cái từng tí một chứ không thể thờ ơ như hiện nay? Một nhà báo cũng chia sẻ với tôi rằng, rất may là chị can thiệp kịp, nếu không con gái chị cũng sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Đúng rồi. Đừng đổ cho là chúng ta phải bận nhiều việc quá. Điều quan trọng nhất hiện nay là phụ huynh liệu có biết con mình chơi với ai, bạn thân của con mình là ai hay không?

Điều cực kỳ quan trọng, theo tôi, phải khơi dậy sự tử tế và bản năng tuyệt vời nhất của các em là “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”. Tại sao tất cả thế hệ chúng ta bây giờ không còn? Chính người lớn chúng ta sống như thế và trẻ con đã nhìn thấy như thế.

Xin cảm ơn chị!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm