| Hotline: 0983.970.780

Phải quy hoạch

Thứ Sáu 28/09/2012 , 10:11 (GMT+7)

Lãnh đạo TP HCM đang xem xét quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà theo hướng đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, nhất là an toàn dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Trọng Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn TPHCM, lãnh đạo thành phố đang xem xét quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà theo hướng đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, nhất là an toàn dịch bệnh.

>> ''Thánh địa'' nhức đầu
>> Không quản lý nổi
>> Nuôi yến trong nhà, không dễ

YẾN VỀ… ĐÔ THỊ

Rất nhiều chuyên gia về chim yến đã từng cảnh báo, việc nuôi chim yến đang đầy rủi ro và mạo hiểm. Kinh phí đầu tư cho 1 nhà yến lên đến 2-3 tỷ đồng nhưng tỷ lệ thành công rất thấp, chỉ khoảng 10% và còn trông chờ vào… may rủi.

Chính vì thế, nhiều người đã làm giàu, trở thành đại gia từ nghề nuôi yến; nhưng số người thất bại, vỡ nợ, phá sản cũng không ít vì mạo hiểm vay vốn ngân hàng với lãi suất “khủng” để đầu tư. Điều đó cũng chứng minh, không phải cứ có tiền gọi yến về là thành công mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác, trong đó đặc biệt là vấn đề kỹ thuật và môi trường phù hợp.

Các khuyến cáo này đã được đưa ra tại rất nhiều cuộc hội thảo về nuôi yến tại TPHCM, vậy nhưng, người ta không chỉ đổ xô ra Cần Giờ mua đất gọi yến về mà còn ngang nhiên hình thành hàng loạt nhà nuôi yến lậu ngay trong khu dân cư đông đúc giữa lòng TPHCM.

Nhiều người đã tận dụng chiều cao của tòa nhà đang ở hoặc kinh doanh để đặt máy phát dụ chim yến về làm tổ. Tại khu vực vòng xoay Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), nhiều người đi đường thi thoảng lại chứng kiến từng đàn chim yến kéo về đây, bay loạn xạ trên nóc nhà một cửa hàng kinh doanh sản phẩm yến sào S.G.


TPHCM đang nỗ lực quy hoạch nuôi yến bài bản

Cửa hàng này vừa tổ chức kinh doanh sản phẩm yến sào, vừa nhận hướng dẫn và lắp đặt tất cả các hạng mục cho nhà yến để dẫn dụ chim về làm tổ. Theo tìm hiểu của NNVN, việc kinh doanh này được cấp phép, nhưng việc tổ chức nuôi yến trên nóc nhà ngay giữa khu dân cư là hoàn toàn trái phép.

Tương tự, tại nhiều tuyến đường trung tâm như Võ Văn Tần (quận 3), Nguyễn Duy Dương (quận 10), Bình Quới (quận Bình Thạnh), Nguyễn Văn Hưởng (quận 2)… cũng rải rác xuất hiện một số nhà nuôi yến trái phép.

Việc chim yến kéo nhau về giữa khu vực đô thị “văn minh” đã khiến nhiều hộ dân sống gần đó rất khó chịu vì tiếng kêu, phân chim rơi vô tội vạ; đồng thời lo lắng không may dịch cúm gia cầm phát sinh, chim yến có thể là nguồn lây lan hết sức nguy hiểm. Trên đường Võ Văn Tần (khu vực “đất vàng” trung tâm quận 3) thời gian gần đây xuất hiện ngôi nhà yến bề thế lớn nhất, nhì TPHCM (mặt tiền đường rộng gần 30 m).

Khi PV có mặt tại đây, người lái xe ôm (biển số 51U4-0415) hành nghề ngay gần ngôi nhà yến, cho biết: Nhà yến này có cả năm nay rồi, máy phát dụ thường xuyên mở vào sáng và chiều tối. “Đặc biệt, cứ đến chiều là từng đàn bay về đây kêu ầm ĩ, đến tối càng rõ hơn do xe qua lại ít. Mới đầu tôi cũng khó chịu, nhưng ngồi nhờ vỉa hè nhà người ta hành nghề, nghe riết nên buộc phải quen thôi”.

XEM XÉT CHO 3 QUẬN NUÔI

Ông Nguyễn Trọng Liêm cho biết: Nuôi chim yến hiện nay, do là ngành nghề mới, hiệu quả kinh tế cao nên có nhiều người tham gia đầu tư nuôi theo chiều hướng tự phát. UBND TPHCM đang xem xét quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn. Do vậy, khuyến cáo chung đối với các nhà đầu tư là nên tuân thủ theo quy hoạch chung của TP nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế. 

“Hiện nay, tất cả các tài liệu về y học chưa thấy nói về trường hợp người dân nào nhiễm cúm gia cầm từ chim yến. Nhưng về nguyên tắc, chim yến là loài động vật cảm nhiễm thì việc cảnh giác dịch bệnh cũng không phải thừa!”, ông Phát nói. 

Vậy hướng quy hoạch của TPHCM sẽ như thế nào? Theo tìm hiểu của NNVN, các sở ngành TPHCM sau khi họp bàn cơ bản đã thống nhất: Nuôi chim yến bắt buộc phải xa rời xa khu dân cư để tránh nguy cơ nhiễm các loại dịch bệnh truyền nhiễm từ gia cầm. Môi trường nuôi phải thân thiện, phù hợp với phát triển tự nhiên như sinh thái tốt, không ảnh hưởng bởi khói bụi, tiếng ồn của khu công nghiệp, khu dân cư…

Sở NN-PTNT cũng đã báo cáo lãnh đạo TPHCM xem xét chọn 3 quận, huyện có thể phát triển nuôi chim yến, gồm: dọc tuyến sông Sài Gòn thuộc địa bàn huyện Củ Chi, Cù lao Long Phước của quận 9 và địa bàn huyện Cần Giờ.

Trao đổi với PV về vấn đề kiểm soát dịch bệnh nuôi yến, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Thú y TPHCM cho biết: Chi cục đang giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ đàn yến tại TP, đặc biệt là Cần Giờ. Cụ thể, mỗi năm đều lấy 30 mẫu yến ở Cần Giờ để kiểm tra nhằm phát hiện sớm dịch bệnh nguy hiểm. Riêng từ đầu năm 2012 đến nay cũng đã có 19 mẫu yến được kiểm tra nhưng tất cả đều chưa phát hiện virus cúm gia cầm.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất