| Hotline: 0983.970.780

Phải xóa bỏ ưu đãi tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Thứ Sáu 25/05/2012 , 10:50 (GMT+7)

Sau khi Chính phủ trình QH đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, NNVN đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung
Sau khi Chính phủ trình QH đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, NNVN đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, thành viên ban soạn thảo, về những điểm nhấn trọng tâm trong nội dung của Đề án.

Trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội, ông Cung cho rằng đề án đã chỉ ra những nội dung ưu tiên trước mắt và những nội dung có định hướng tương đối lâu dài trong phát triển KTXH. Đề án cũng phân định khá rõ vai trò của doanh nghiệp trong tái cơ cấu. Đặc biệt là đã đưa ra được một hệ thống giải pháp trong đó nhấn mạnh đến cải thiện môi trường kinh doanh, nhấn mạnh cải thiện năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh về vĩ mô, về vi mô và nhóm giải pháp vừa định hướng đầu tư, vừa lôi kéo thúc đẩy đầu tư, vừa nâng đỡ đầu tư. Để thực hiện nhiệm vụ ưu tiên của phát triển.

Đề án đề cập đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, vậy nhóm giải pháp trước mắt để chúng ta có thể nhìn thấy là gì, thưa ông?

Hiện nay, chúng ta vẫn đang thực hiện việc hạn chế đầu tư dàn trải trong lĩnh vực đầu tư nhà nước. Hy vọng năm nay chúng ta sẽ làm được việc tái cơ cấu doanh nghiệp tập trung vào các tập đoàn đầu tư nhà nước, trong đó giải pháp đột phá là phân loại sau đó làm minh bạch hóa, công bố thông tin đối với doanh nghiệp nhà nước. Đây là bước tiến mà năm 2012 chúng ta có thể làm được.

Sau đó trong mục tiêu dài hạn hơn cần tập trung sửa đổi và nâng cao chất lượng các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh như luật đầu tư, luật doanh nghiệp, các luật chuyên ngành như luật đất đai, BĐS, bổ sung các luật mới như luật về đầu tư công, mua sắm công, luật về quản lý vốn của đầu tư nhà nước ở các doanh nghiệp… Nếu sửa đổi đồng bộ các luật, nâng cấp luật cho phù hợp với thị trường hơn, phá bỏ các rào cản để doanh nghiệp dễ dàng hòa nhập với thương mại quốc tế thì sẽ là một bước tiến rất lớn để cải thiện môi trường kinh doanh vì muốn huy động được đầu tư dài hạn thì việc cải thiện môi trường kinh doanh là cái gốc, cái nền tảng. Bởi thu hút đầu tư phải tạo cơ hội để mọi người đều tham gia đầu tư.

Trong đề án tái cơ cấu có nhắc đến kỉ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước vậy kỉ luật thị trường ở đây có nghĩa là gì?

Cốt lõi của vấn đề này là xóa bỏ những ưu đãi, những lợi thế do chính sách, thể chế mang lại đối với tập đoàn, TCT nhà nước. Khi xóa bỏ những lợi thế này, buộc họ sẽ phải cạnh tranh, phải hoạt động kinh doanh như những doanh nghiệp khác. Áp dụng nguyên tắc thị trường là lời ăn lỗ chịu, nếu kinh doanh thua lỗ thì nhà nước sẽ không bỏ tiền ra để hỗ trợ như trước mà sẽ thực hiện phá sản doanh nghiệp như là những doanh nghiệp khác.

Như vậy doanh nghiệp nhà nước có thể phá sản hàng loạt vì vốn đã rất kém khả năng cạnh tranh?

Chưa chắc, khi ta áp dụng nguyên tắc này sẽ có động lực để họ tự vươn lên, tự cố gắng để cạnh tranh. Bởi vì bản thân các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn đang có rất nhiều tiềm năng để tận dụng.

Liệu các Bộ có thể cam tâm “ngồi nhìn” các TCT trực thuộc bị suy yếu và đứng trước nguy cơ phá sản mà không có động thái cứu vớt?

Chính vì ta chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc của thị trường nên các doanh nghiệp nhà nước chưa cần phải cố gắng. Ở đây, chúng ta phải thay đổi cách nhìn, thay đổi tư duy vì đây là vấn đề quản trị quốc gia, vì mục tiêu phát triển xã hội.

Trong cạnh tranh, doanh nghiệp tư nhân phá sản thì chủ doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nhưng trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước phá sản thì trách nhiệm của lãnh đạo như thế nào?

Trong kinh doanh luôn có yếu tố rủi ro nên cần phải xem xét tổng quan. Bối cảnh thị trường như thế nào, các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến hoạt động của doanh nghiệp ra sao. Nếu ở vị trí đó người lãnh đạo doanh nghiệp đã cố gắng hết khả năng của mình để bảo vệ lợi ích chung mà không thể xoay chuyển được tình thế thì đó là do khách quan. Phải chấp nhận và cũng nên tạo điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp đó có một cơ hội khác. Nếu cứ thất bại là quy trách nhiệm, khuyết điểm thì không ai dám làm gì cả.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chìm tàu kéo sà lan, 3 người chết, 2 người mất tích

Quảng Ngãi Tàu kéo theo sà lan bất ngờ bị chìm trên vùng biển gần đảo Lý Sơn. Lực lượng chức năng đã vớt được 3 thi thể, 2 thuyền viên còn lại đang mất tích.