| Hotline: 0983.970.780

Phạm Thanh Bình bị đề nghị 19-20 năm tù

Thứ Sáu 30/03/2012 , 09:54 (GMT+7)

Sau phần luận tội, đại diện VKS đã đề nghị mức 19-20 năm tù với cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình; các bị cáo còn lại mức phạt từ 3 đến 18 năm.

Sáng 29/3 sau phần luận tội, đại diện VKS đã đề nghị mức 19-20 năm tù với cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình; các bị cáo còn lại mức phạt từ 3 đến 18 năm.

>> Phạm Thanh Bình nhận sai
>> Mua tàu Hoa Sen vì thế giới chỉ có 2 chiếc

Theo đại diện VKS, bị cáo Phạm Thanh Bình đóng vai trò chính trong sai phạm ở 3 dự án gồm: đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen, xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng và dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân. Do phạm tội nhiều lần và nghiêm trọng nên bị cáo này bị đề nghị mức phạt 19-20 năm tù.

Bị cáo Phạm Thanh Bình (comple đen) bị đề nghị mức án 19-20 năm tù. Ảnh: TTXVN.

Cũng có vai trò tích cực trong vụ án nhưng bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc công ty Viễn Dương, đã thành khẩn khai báo, nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt và bị đề nghị ở mức 17-18 năm tù.

Cùng bị truy tố ở tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo Nguyễn Văn Tuyên, Trịnh Thị Hậu, Đỗ Đình Côn, Tô Nghiêm, Hoàng Gia Hiệp, Trần Quang Vũ bị đề nghị ở mức 11-18 năm tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, đại diện VKS đề nghị thay đổi tội danh từ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội danh sử dụng trái phép tài sản, mức phạt đề nghị 3-4 năm tù.

Trước đó, theo cơ quan công tố, tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra khoảng 900 tỷ đồng. Cụ thể, tại thương vụ mua tàu Hoa Sen, nhà chức trách cho rằng do việc khảo sát hạ tầng chưa đầy đủ, hệ thống cầu cảng không đáp ứng được việc đi lại của tàu khiến phải xây dựng thêm một số hạng mục. Tuy nhiên, con tàu trị giá hàng chục triệu euro này hoạt động không hiệu quả, được 39 chuyến thì tạm dừng, gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng.

Cơ quan công tố đã cáo buộc nguyên nhân vụ việc là do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt... Trong đó, bị cáo Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, Trần Văn Liêm, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt, Trịnh Thị Hậu và Hoàng Gia Hiệp là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Nhà chức trách còn cho rằng, do đầu tư và quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân không hiệu quả, nên từ năm 2007 đến 2009, việc vận hành đã gây lỗ hàng chục tỷ đồng, sau đó thì phải dừng hoạt động. Tương tự, tại dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), nhà nước cũng bị thiệt hại hơn 300 tỷ đồng; dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại 30 tỷ và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo vnexpress

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm