| Hotline: 0983.970.780

Phân biệt các công ty

Thứ Ba 05/10/2010 , 11:07 (GMT+7)

Xin cho biết sự khác nhau giữa Cty TNHH, Cty TNHH một thành viên, Cty Cổ phần, Cty hợp doanh và DN tư nhân?

* Xin cho biết sự khác nhau giữa Công ty TNHH, Công ty TNHH một thành viên, Công ty Cổ phần, Công ty hợp doanh và Doanh nghiệp tư nhân?

Lê Thanh Luận (Hiệp Đức- Quảng Nam)

Công ty Cổ phần: Là Công ty đối vốn, các cổ đông cùng nhau góp vốn dưới hình thức cổ phần để cùng nhau kinh doanh. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty hay trong phạm vi cổ phần mà mình nắm giữ. Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ... Cơ cấu tổ chức, quản lý: Đại Hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc). Khi có trên 11 cổ đông, Công ty phải có Ban Kiểm soát.

Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Là Công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết nhau hay có quan hệ kinh doanh với nhau.Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá 50. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã góp vào doanh nghiệp. Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ... Cơ cấu tổ chức, quản lý: Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc (Tổng Giám đốc). Khi có trên 11 thành viên, Công ty phải có Ban kiểm soát.

Công ty Hợp danh: Là công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết mật thiết với nhau. Có hai loại thành viên: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi đã góp vào công ty. Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ...Cơ cấu tổ chức, quản lý: Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong Điều lệ Công ty.

Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp một chủ. Một thành viên, là cá nhân. Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ... Cơ cấu tổ chức, quản lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định, có thể thuê người khác quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên: Theo Luật DN 2005 (có hiệu lực 1/7/2006) thì DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. DNTN không được phát hành chứng khoán; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN; chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của DN; chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DN.

Loại hình Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ mới được quy định trong luật DN 2005 (Luật DN trước đây chưa quy định loại hình này). Công ty TNHH một thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc...

Như vậy, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN, công ty TNHH một thành viên là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Mặt khác, công ty TNHH một thành viên được quy định rõ là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn doanh nghiệp tư nhân thì chưa quy định rõ về tư cách pháp nhân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.