| Hotline: 0983.970.780

Phân bố kinh phí phát triển đất trồng lúa

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:31 (GMT+7)

Đến năm 2015 Quảng Nam sẽ giữ 52.946 ha đất trồng lúa (năm 2013 diện tích trồng lúa 56.030 ha).

* Bỏ 2 dự án thuỷ điện

Ngày 3/7, Hội đồng Nhân dân Quảng Nam đã khai mạc kỳ họp 8, khóa VIII. Kỳ họp đã trình nhiều đề án phát triển nông - lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015. Theo đó, đến năm 2015 Quảng Nam sẽ giữ 52.946 ha đất trồng lúa (năm 2013 diện tích trồng lúa 56.030 ha).

Thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2013-2015 về việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, tại kỳ họp này, HĐND Quảng Nam đã trình về định mức phân bố kinh phí hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

Hiện mỗi năm Quảng Nam được Trung ương hỗ trợ khoảng 44 tỷ đồng cho người sản xuất (SX) lúa để đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ các hoạt động khuyến nông là 22 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng năm Quảng Nam đầu tư 95 tỷ đồng xây dựng các hạng mục thủy lợi, giao thông nội đồng và cải tạo chỉnh trang đồng ruộng.


Quảng Nam đầu tư nhiều chính sách cho người trồng lúa

Về việc trồng rừng, HĐND đã trình “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011-2020”. Quảng Nam sẽ khoanh nuôi 232.619 ha. Trồng rừng tập trung 177.316 ha; rừng cây phân tán 18 triệu cây; nuôi dưỡng rừng 1.650 ha và giao rừng, cho thuê 358.990 ha…

Cũng tại kỳ họp này, HĐND Quảng Nam đã thông qua đề án “Cơ chế hỗ trợ kinh phí cho người kiêm nhiệm làm công tác lâm nghiệp đối với các xã có rừng trên địa bàn tỉnh”.

Theo đó, 151 xã có 300 ha rừng trở lên được bố trí người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang phụ trách công tác kế hoạch – giao thông – thủy lợi – nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm hoặc Phó trưởng ban Nông nghiệp xã làm công tác lâm nghiệp xã được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,3 so với mức lương tối thiếu chung còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ phụ cấp thêm hệ số 0,2 so mức lương tối thiếu chung do Chính phủ quy định.

Trong ngày 3/7, kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Quảng Nam đã nghe tờ trình và xin ra nghị quyết về việc loại bỏ hai dự án thuỷ điện Hà Ra (thuộc thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang) và Bồng Miêu (Tam Lãnh, Phú Ninh) ra khỏi quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh.

Hiện Quảng Nam có có 32 dự án thủy điện vừa và nhỏ được phép nghiên cứu đầu tư, gồm: 8 dự án đã phát điện; 4 dự án đang triển khai thi công; 11 dự án đã tham gia ý kiến thiết kế và 9 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu. Được biết, ngoài 32 thủy điện vừa và nhỏ nêu trên, Bộ Công thương đã thẩm định, lập dự án và phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn với 10 dự án.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mới chỉ phê duyệt được quy trình vận hành của 17 hồ chứa và mới chỉ có 23 dự án thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án thủy điện của tỉnh Quảng Nam cũng đã ảnh hưởng đến 3.270 hộ dân với 14.850 nhân khẩu. Trong đó có 1.733 hộ phải di dời, tái định cư nơi ở mới vì bị ngập trong lòng hồ do các thủy điện của Bộ Công thương phê duyệt.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam thì hầu hết các hộ dân tại các khu tái định cư thủy điện đều đang ở trong tình trạng thiếu đất SX nông nghiệp. Diện tích đất mà chủ đầu tư cấp cho các hộ chủ yếu là đất làm nương rẫy nhưng số lượng đất chỉ bằng 1/4-1/3 nơi ở cũ.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm