| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 02/06/2010 , 10:04 (GMT+7)

10:04 - 02/06/2010

Phân bón - Chùm khế... ngọt

Gần đây nhiều DN bức xúc lên tiếng về chức năng, quyền hạn của các lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về SXKD phân bón. Bởi vì trên thực tế, rất nhiều trường hợp đã bị lực lượng này hành, và phạt. Cũng có những trường hợp phạt đúng nhưng cũng không it trường hợp phạt oan mà DN phải cắn răng vì muốn cho yên chuyện.

Điều bức xúc nhất là QLTT dù không có chuyên môn nhưng cứ tự đi kiểm tra lấy mẫu phân bón ở các đại lý (kiểm tra hoạt động kinh doanh) rồi phạt đại lý. Dùi đến đục thì đục đến khăng, tiền phạt đại lý lập tức được chuyển cho nhà SX. Trong lúc đó quyết định 100 ngày 15/10/2008 của Bộ NN-PTNT quy định trong việc lấy mẫu phân tích phân bón “Phải thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ghi trong tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không ghi rõ phương pháp lấy mẫu thì việc lấy mẫu được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam, nếu chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì áp dụng theo tiêu chuẩn Ngành (TCN) hoặc tiêu chuẩn Quốc tế. Người lấy mẫu “Phải do người được công nhận hoặc chỉ định là người lấy mẫu phân bón thực hiện”.

Theo chỉ đạo của Cục Trồng trọt thì khi lấy mẫu kiểm tra người lấy mẫu phân bón phải xuất trình chứng chỉ hành nghể. Trong hơn 300 chứng chỉ đã được cấp trong cả nước chưa có người nào thuộc lực lượng QLTT.

Nghị định 15/2010/NĐ-CP về xử phạt trong hoạt động kinh doanh phân bón theo hướng tăng nặng mức phạt nhiều lần có hiệu lực từ ngày 14/4/2010 nhưng thanh tra chuyên ngành NN- PTNT chưa triển khai mà kiến nghị có thông tư hướng dẫn vì nhận thấy có sự bất cập nhưng QLTT một số địa phương đã lập tức hăm hở khai thác, nhiều cuộc mặc cả mức phạt với DN đã nóng lên.

Lần theo văn bản, tại Quyết định số 19/2009/QÐ-TTg quy định vị trí, chức năng của Cục Quản lý thị trường thì Cục QLTT có 14 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ và quyền hạn mang tính chất đặc thù như: trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp các cơ quan, lực lượng chức năng ở TƯ, địa phương để kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, SX và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, ATVSTP...

Theo đấy thì khi muốn kiểm tra chất lượng phân bón, lực lượng này chí ít phải phối hợp với thanh tra chuyên ngành NN-PTNT. Điều đấy cũng là đương nhiên vì chỉ có thanh tra chuyên ngành mới có đầy đủ hiểu biết và công cụ để phân biệt thế nào là phân kém chất lượng.

Ấy thế mà QLTT thị trường vẫn "một mình một ngựa". Tài thật. Trong khi đó thanh tra chuyên ngành NN- PTNT vẫn cứ kệ, không ý kiến gì. Cũng tài thật!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm