| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Địa Long cứu lúa nhiễm phèn

Thứ Hai 20/06/2016 , 06:01 (GMT+7)

Viện Công nghệ sinh học Miền Nam đã tổ chức hội thảo “Phân bón Địa Long cứu lúa nhiễm phèn” với sự tham gia của hơn 100 nông dân...

nh-1165333748
GSTS Võ Tòng Xuân hướng dẫn nông dân cách xử lý lúa bị nhiễm phèn.

 

Vĩnh Long hiện có khoảng 120 ha lúa hè thu trên địa bàn huyện Vũng Liêm đang bị nhiễm phèn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

 Để giúp nông dân giảm rủi ro khi cây lúa bị nhiễm phèn, ngày 13/6/2016, Viện Công nghệ sinh học Miền Nam đã tổ chức hội thảo “Phân bón Địa Long cứu lúa nhiễm phèn” với sự tham gia của hơn 100 nông dân, lãnh đạo ngành nông nghiệp huyện Vũng Liêm và sự tham dự của GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Sở NN - PTNT Vĩnh Long cho biết hạn, mặn vừa qua đã làm 22.700 ha cây trồng trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng, ước thiệt hại gần 252 tỷ đồng. Nặng nhất là huyện Vũng Liêm với 241,4 tỷ đồng, Mang Thít 2,39 tỷ đồng, Trà Ôn 8,15 tỷ đồng. Trong tổng diện tích cây trồng bị nhiễm mặn có đến 16.170 ha lúa bị thiệt hại ước hơn 84,4 tỷ đồng.

Sau cơn hạn, mặn nông dân ở Vũng Liêm đưa nước ngọt vào trồng lúa hè thu được khoảng 30 ngày thì xảy ra tình trạng lá lúa rủ, khô vàng, thân lúa thối lụi. Nông dân nhổ cây lúa xem thì thấy bộ rễ thối đen, nhờ kỹ sư kiểm tra độ pH thì phát hiện đất bị xì phèn.

Trước thực trạng đó, Viện Công nghệ sinh học Miền Nam đã hỗ trợ 75kg/1.000 m2 phân bón cho nông dân xã Trung Hiếu (Vũng Liêm) thực hiện 6 mô hình trình diễn cứu lúa nhiễm phèn trên tổng diện tích 6.000 m2. Thời gian thực hiện từ ngày 5/6/2016 đến nay đã giúp cây lúa phục hồi bộ rễ và phát triển rất tốt, tính ra phục hồi đạt tỷ lệ 80% so với lúa không bị nhiễm phèn.

Ông Võ Văn Xiêm, ấp An Lạc Tây, xã Trung Hiếu cho biết năm nay hạn kéo dài, mặn xâm nhập sâu đã làm 2 ha đất trồng lúa bị nhiễm mặn. Sau hạn, mặn địa phương tiến hành đưa nước ngọt vào trồng vụ lúa hè thu thì đất xì phèn làm cho rễ lúa bị thối, các trà lúa lụi dần.

Nhổ cây lúa lên quan sát bộ rễ bị đen, thối, lá bị vàng lụi, khi đó Viện Công nghệ sinh học Miền Nam đã hỗ trợ 75kg phân bón Địa Long bón thử nghiệm trên 1.000 m2. Sau 3 ngày rễ lúa mọc trở lại, sau 7 ngày rễ lúa phát triển tốt. Hiện tại, trà lúa đã 59 ngày và khả năng phục hồi khoảng 80%.

Ông Nguyễn Văn Trôi cùng ấp An Lạc Tây đang canh tác 2,5 ha ruộng, sau 30 ngày gieo sạ lúa bị bệnh chết rụi; bón phân, phun thuốc đúng cách nhưng vẫn không cứu được. Lúc phát hiện lúa chết lụi là 30 ngày, nhổ cây lúa lên thấy bộ rễ thối đen.

Nhờ kỹ sư của Viện Công nghệ sinh học Miền Nam xuống đo độ pH chỉ ở mức 4.3. Viện đưa phân bón Địa Long xuống bón 73kg/công. Sau 3 ngày bón, độ pH tăng lên 1.5, cây lúa ra rễ trở lại, chồi lúa nhú lại 6 – 7 cm.

Hiện tại, lúa đã được 40 ngày tuổi, rễ mới ra vàng óng, cây lúa phát triển tốt và mọc thêm chồi. Tại 4 điểm thử nghiệm tại ấp An Lạc Tây đều đạt kết quả tốt, trà lúa phục hồi từ 70% trở lên.

Ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học Miền Nam cho biết đối với cây lúa, nếu đất có độ pH 4.0 thì khi bón phân cây lúa chỉ hấp thụ được khoảng 10 - 20%; pH 5.5 lúa sẽ hấp thụ được dinh dưỡng 50% lượng phân bón để sinh trưởng và phát triển; pH 7.5 cây lúa mới hấp thụ hết lượng dinh dưỡng của phân bón.

GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ:

"Hạn kéo dài, đất bị khô cộng với mặn xâm nhập, khi thả nước vào thì phèn xì lên. Khi có nước thì bà con gấp rút làm đất nhận cỏ xuống đất, khi đó cỏ bị vi sinh vật gặp phèn làm cho đất bị oxy thối, bộ rễ lúa đen kịt.

Chỗ nào trên đất có cò nhiều thì lúa sẽ chết nhiều và nếu càng bón urê thì lúa càng chết. Khi gặp tình trạng lúa nhen nhúm trên đồng bà con nên rút nước ra khô đồng rồi bón phân Địa Long trộn với tro trấu sau đó cho nước vào.

Trường hợp không có phân bón Địa Long thì bà con cũng rút nước ra khô đồng vài ngày, không bón urê, sau đó cho nước mới để rửa sạch axít, sau 10 ngày bón đạm cho lúa sẽ cứu được tình trạng lúa bị nhiễm phèn".

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất