| Hotline: 0983.970.780

Phân bón hỗn hợp Supe - Tecmo

Thứ Năm 02/07/2015 , 13:15 (GMT+7)

Loại phân mới Supe - tecmo cung cấp đầy đủ cho cây trồng cả nguyên tố lân, Mg, Ca, S và SiO2.

Xuất phát từ đặc điểm của đất, cây trồng ở nước ta và khả năng SX các loại phân lân ở trong nước, các nhà khoa học đã đề xuất SX một số loại phân lân vừa chứa lân tan trong nước và lân tan trong dung dịch axit sitric 2%, đồng thời cân đối cả hàm lượng Ca, Mg, S.

KẾT HỢP ƯU ĐIỂM 2 LOẠI PHÂN

Cơ sở khoa học của giải pháp này như sau:

- Đất Việt Nam phần lớn nghèo các nguyên tố Ca, Mg, S.

- Phân superphotphate (giàu Ca, S) và phân lân nung chảy (giàu Ca, Mg, SiO2) đang được SX ở trong nước, nếu phối trộn hai loại phân này sẽ khai thác được lợi thế của từng loại, hạn chế cố định lân trong đất, nâng cao hiệu lực trực tiếp của phân lân (một loại tan nhanh, một loại chậm tan).

Ngoài ra, Ca có thể giảm khả năng kết tủa của lân với R2O3 (nhờ tăng pH). Hàm lượng SiO2 cao trong phân lân nung chảy không những có tác dụng tốt cho cây trồng mà còn có thể tạo phức với Al3+ làm giảm độ độc của phèn.

- Phân hỗn hợp supe - tecmo cũng làm giảm mức độ tích lũy Mg (do bón phân lân nung chảy) có thể gây độc cho cây trồng cũng như giảm S trong một số loại đất bón quá nhiều NPK loại 16 - 16 - 8 + 13S hay superphotphate và SA.

Để chứng minh tính ưu việt của giải pháp nêu trên, các đề tài nghiên cứu phối trộn phân lân nung chảy với superphotphate và khảo nghiệm hiệu lực nông hóa với một số cây trồng chính trên các loại đất trồng chủ yếu ở nước ta đã được tiến hành trong nhiều năm, đến nay đã được áp dụng vào SX công nghiệp ở một số cơ sở.

CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TỚI GIẢI PHÁP SÁNG TẠO

- Vật liệu nghiên cứu:

+ Lân ở dạng phân lân nung chảy ký hiệu Pt có thành phần hóa học chính như sau (%): P2O5 hh - 15,40; MgO - 15,25; CaO - 29,34; SiO2 - 24,85.

+ Lân ở dạng phân super photphate (ký hiệu Ps) có thành phần (%): P2O5 hh - 15,95; P2O5 tan trong nước - 12,20; P2O5 tự do - 2,86; CaO - 24,84; S - 11,45.

- Nghiên cứu phối trộn phân lân nung chảy với superphosphate:

+ Trộn trong máy trộn trục khuỷu mỗi mẻ 3 kg.

+ Phân tích hóa học theo TCVN 4440 - 87, TCVN 1078 - 85.

+ Phân tích nhiễu xạ tia X trên máy TURM61 với sóng CuK2 (35KV 20mA) tại Viện hóa học Công nghiệp.

- Nghiên cứu hiệu lực nông hóa.

+ Trên cơ sở xác định tính chất nông hóa của đất thí nghiệm, giống cây trồng để tính lượng phân bón và phương pháp bón phù hợp với từng thí nghiệm, đã xác định công thức thí nghiệm gồm: (i) Nền = (phân chuồng + NK), (ii) Nền + Pt; (iii) Nền + Ps và (iv) Nền + 50%Pt + 50%Ps.

- Đất trồng: Đất phù sa chua tại Hà Nam, Hà Tây (cũ), đất phèn Hải Phòng; đất xám bạc màu, đất đỏ nâu đỏ bazan Tây Nguyên.

- Cây trồng: Lúa, lạc, đậu tương, chè, cà phê.

- Nghiên cứu phối trộn phân lân nung chảy với super photphate (gọi tắt là Super – Tecmo) theo các tỷ lệ khác nhau, xác định thành phần hóa học, thành phần khoáng, pH và khối lượng riêng của phân bón sau khi trộn.

- Nghiên cứu hiệu lực nông hóa của phân hỗn hợp Supe - Tecmo:

+ Với cây lúa trên đất phù sa chua tại Bình Lục, Hà Nam; Thường Tín và Ba Vì, Hà Tây (cũ); đất phèn Hải Phòng; đất bạc màu Tam Dương, Vĩnh Phúc.

+ Cây lạc trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Yên Khánh, Ninh Bình.

+ Cây đậu tương trên đất phù sa sông Hồng, Đan Phượng, Hà Tây (cũ).

+ Cây chè đất đỏ vàng trên phiến thạch sét Quốc Oai, Hà Tây (cũ)

+ Cà phê trên đất đỏ bazan Tây Nguyên.

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo quy trình thí nghiệm nhà lưới. Các thí nghiệm ngoài đồng ruộng được tiến hành theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

+ Chỉ tiêu theo dõi: Xác định ảnh hưởng của phân hỗn hợp supe - tecmô đến chiều cao cây, tích lũy chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây trồng. Các số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT.

TỶ LỆ TRỘN HỢP LÝ

- Nghiên cứu trộn phân lân nung chảy với super photphate đã được tiến hành theo các tỷ lệ 70:30; 50:50 và 30:70 (phần khối lượng) ứng với các mẫu HH1, HH2, HH3.

Để đáp ứng nhu cầu, Cty CP Phân lân Văn Điển đã SX và thường xuyên đưa ra thị trường loại phân tổng hợp 2 loại lân gọi tên là Lân Supe - Tecmo với giá cao hơn không đáng kể so với lân nung chảy thông thường.

Tính chất hóa lý và thành phần hóa học của các mẫu phân hỗn hợp sau khi trộn được thể hiện B.1.

Nhận xét: Sau thời gian lưu mẫu 3 tháng các mẫu HH2 và HH3 có hàm lượng P2O5 hữu hiệu hầu như không bị biến đổi, còn hàm lượng P2O5 hữu hiệu của mẫu HH1 có chiều hướng giảm theo thời gian lưu. Vì vậy, trộn theo tỷ lệ Pt:Ps 50:50 và 30:70 là thích hợp.

HIỆU LỰC NÔNG HÓA PHÂN HỖN HỢP VỚI CÂY TRỒNG

Hiệu lực nông hóa của phân hỗn hợp đối với cây trồng được thể hiện như sau:

+ Trên đất phù sa Bình Lục, Hà Nam (lượng lân sử dụng 90 kg P2O5/ha):

Công thức 1: Phân chuồng + NK = nền (đối chứng) đạt năng suất 38,0 tạ/ha.

Công thức 2: Nền + Lân NC: tăng 130,7%, đạt hiệu suất: 13,7 kg thóc/kg P2O5.

Công thức 3: Nền + Lân SP: tăng 142,3%, đạt hiệu suất 18,1 kg thóc/kg P2O5.

Công thức 4: Trộn 50% NC + 50% SP, tăng 155,3%, đạt hiệu suất cao nhất 23,7 kg thóc/kg P2O5.

+ Trên đất phù sa Thường Tín - Hà Tây cũ (lượng lân sử dụng 90 kg P2O5/ha):

Các công thức bón lân riêng rẽ: hiệu lực của 2 loại lân NC và SP gần như nhau.

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt đối chứng 112,7%.

+ Đất phù sa chua Ba Vì - Hà Tây cũ (lượng lân sử dụng 90 kg P2O5/ha):

Các công thức bón lân riêng rẽ: Hiệu lực của 2 loại lân NC và SP gần như nhau.

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt ĐC 123,3%.

+ Trên đất phèn Hải Phòng (lượng lân sử dụng 90 kg P2O5/ha) :

Các công thức bón lân riêng rẽ: Hiệu lực của 2 loại lân NC và SP gần như nhau.

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt ĐC 135,6%.

+ Hiệu lực bón phân hỗn hợp lân NC và SP đối với cây đậu tương:

Công thức 2: Nền + Lân NC tăng năng suất 121,0%.

Công thức 3: Nền + Lân SP tăng 112,0%.

Công thức 4: Trộn 50% NC + 50% SP, tăng 130,9%.

+ Hiệu lực bón phân hỗn hợp lân NC và SP đối với cây chè:

Các công thức bón lân riêng rẽ: Hiệu lực của 2 loại lân NC và SP gần như nhau.

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt đối chứng 115,2%.

+ Hiệu lực bón lân và bón hỗn hợp Supe - Tecmo đối với cây cà phê kinh doanh năm thứ 6:

Các công thức bón lân riêng rẽ: Hiệu lực của 2 loại: Lân NC làm tăng năng suất 115% cao hơn lân SP 113%.

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt đối chứng 126%.

+ Hiệu lực bón lân và bón hỗn hợp Supe - Tecmo đối với cây lúa trên đất bạc màu:

Các công thức bón lân riêng rẽ: Hiệu lực của 2 loại: Lân NC làm tăng năng suất 2,4% cao hơn lân SP.

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt lân SP 5 -10%

+ Hiệu lực bón lân và bón hỗn hợp Supe - Tecmo đối với cây lạc trên đất bạc màu:

Công thức phối trộn 50% NC + 50% SP: Năng suất vượt lân SP 3,87%.

Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cũng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây (cũ) xây dựng mô hình khảo nghiệm trên lúa vụ ĐX  2002 ở các huyện Thạch Thất, Hoài Đức và huyện Thanh Trì (Hà Nội) để xác định hiệu quả của phân lân Supe - Tecmo so với phân lân nung chảy trên nền 8 tấn phân chuồng, 200 kg urê và 140 kg KCl/ha. Phân lân bón với lượng 540 kg/ha.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy Supe - Tecmo có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất lúa. Cây lúa phát triển cân đối, đẻ gọn, lá dày màu xanh sáng. Số bông/m2 và số hạt chắc/bông đều tăng hơn so với bón phân lân nung chảy, nên cho bội thu từ 1,3 - 3,1 tạ thóc/ha, tăng thu nhập từ 300 - 700 nghìn đồng/ha.

Khuyến cáo

Những kết quả nêu trên cho thấy vai trò quan trọng của lân và hiệu lực rõ rệt của việc bón phân hỗn hợp Supe - tecmo.

Loại phân mới Supe - tecmo cung cấp đầy đủ cho cây trồng cả nguyên tố lân, Mg, Ca, S và SiO2. Tùy theo tỷ lệ trộn khác nhau để phù hợp cho từng loại cây trồng và từng loại đất.

Đối với cây lúa bón hỗn hợp lân cho tăng năng suất từ 5 - 10%. Còn đối với cây trồng cạn cũng cho tăng năng suất; đậu tương tăng từ 10 - 18%; chè 5%; cà phê 10 - 18%.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm