| Hotline: 0983.970.780

Phân bón hữu cơ sinh học AMI - AMIα: Những hiệu quả bất ngờ trên cây cà phê

Thứ Ba 02/03/2010 , 10:27 (GMT+7)

Ngoài những hiệu quả lá to, dày, xanh; chồi, cành phát triển mạnh; trái to, năng suất, mỏng vỏ, dày hạt…, AMI – AMIα còn mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên trên cây cà phê...

Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh Nguyễn Ngọc Hùng: “Cây này phải thu được 9kg nhân”

Lá to, dày, xanh; chồi, cành phát triển mạnh; trái to, năng suất, mỏng vỏ, dày hạt… Ngoài những hiệu quả rất thuyết phục này, phân bón AMI – AMIα còn mang lại những hiệu quả đáng ngạc nhiên trên cây cà phê mà chúng tôi đã được “mục sở thị” tại thủ phủ của cây cà phê, cao nguyên Đăk Lăk…

Dẫn chúng tôi đến một cây cà phê đang kết trái sớm, nông dân 4 năm liền đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, anh Nguyễn Ngọc Hùng, trú tại thôn Xuân Tây, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk hồ hởi: “Riêng cây này, chắc chắn cho thu hoạch 9kg nhân (38kg tươi). Cả 5ha cà phê của gia đình tôi năm nay sẽ đạt năng suất trung bình 4,5 – 5 tấn/ha...”.

Đây là năng suất rất mong đợi trong thời gian rất dài của không chỉ gia đình anh Hùng và nhiều hộ trồng cà phê tại huyện Krông Năng. Những năm gần đây, dịch ve sầu đã gây hại nghiêm trọng trên cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian đó, từ năm 2006 – 2007, cà phê nhà anh Nguyễn Ngọc Hùng cũng bị dịch ve sầu, làm giảm sản lượng đến gần 60%. Là một người luôn sáng tạo trong sản xuất, anh Hùng đã tham khảo và áp dụng rất nhiều biện pháp phòng trừ ve sầu nhưng không mấy hiệu quả. Cả vườn cà phê vàng cháy, rụng quả và rồi gần như trụi hết lá. Năm 2008, nghe lời tư vấn của một người bạn, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học AMI – AMIα nhằm làm cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng sức đề kháng cho cây… Anh Hùng đã làm theo. Không ngờ, sau khi sử dụng một thời gian, vườn cà phê của anh đã không những phục hồi nhanh chóng, chồi và lá lên xanh, khỏe, dày và bóng mướt mà điều lạ lùng thú vị là ve sầu dần dần bỏ đi hết.

Gạt mạnh lớp lá dưới gốc cà phê, anh Hùng xới xới đất lên nói: “Đó, tìm coi, chẳng còn lấy một con ve. Chưa ai giải thích được vì sao AMI – AMIα lại có thể đuổi được ve sầu, nhưng thực tế cho thấy điều này rất rõ ràng…”. Nhìn thấy vườn cà phê của anh Hùng xanh mướt trở lại, ve sầu không còn xuất hiện và năng suất, chất lượng, sản lượng quả tăng cao, hàng trăm hộ trong xã, trong huyện đã làm theo anh Hùng, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học AMI – AMIα thay cho phân hóa học.

Đến nhà anh Đặng Văn Huy, 22 tuổi ở Cư Suê, huyện Cư M’gar, Đăk Lăk, chúng tôi lại ngạc nhiên với “phát hiện” mới khác của một giám đốc doanh nghiệp rất trẻ này. Anh Huy cho biết, gia đình anh có 15ha cà phê. Bố anh đã từng có 40 năm kinh nghiệm trong nghề trồng cà phê (từng làm thuê đồn điền cà phê thời Pháp thuộc). Cách đây 1 năm, trong vườn cà phê của gia đình có 3ha cà phê trồng từ năm 1982, đã già cỗi, nên đành phải nhổ đi. Thông thường, trong trường hợp này, diện tích đất 3ha này sẽ không thể trồng lại cà phê ngay được. Những cây cà phê cỗi này phải được nhổ sạch gốc, rễ, phơi đốt sạch sẽ và diện tích đất này chỉ dùng trồng các loại cây ngắn ngày.

Sau 3 - 4 năm, nếu đất được cải tạo và phục hồi tốt mới mong trồng lại được cà phê. Vậy nhưng, sau 2 năm sử dụng phân bón hữu cơ sinh học AMI – AMIα cho những khu vườn cà phê đã 19 – 20 năm tuổi thấy cây bung đọt mạnh, cho năng suất cao, anh Huy quyết định sẽ trồng mới ngay cà phê trên chính những hốc cây cũ vừa mới nhổ bỏ và dùng AMI – AMIα bón lót 15 – 20 ngày trước khi trồng. Quyết định trồng thử trên diện tích 1ha của anh đã bị chính bố anh Huy phản đối kịch liệt. Ông cho rằng như vậy là mạo hiểm, là phiêu lưu vì từ bao đời nay không ai làm vậy mà thành công. Dứt khoát cây cà phê sẽ không lớn nổi, sẽ chết trước khi kịp ra hoa, kết trái…

Phân bón hữu cơ sinh học dạng lỏng AMI – AMIα là sản phẩm của Công ty Ajinomoto Việt Nam, được sản xuất theo công nghệ lên men vi sinh hiện đại của Nhật Bản. Phân bón AMI – AMIα có hàm lượng NPK cân đối theo tỉ lệ 4-2-2 và nhiều nguyên tố trung vi lượng. Đặc biệt, tỉ lệ chất hữu cơ trong AMI – AMIα cao (>= 23%) là điều kiện thuận lợi giúp vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh, làm cho đất tơi, xốp, tăng hàm lượng mùn, cải tạo đất…

Tuy vậy, anh Huy vẫn cứ quyết tâm, mạnh dạn làm… Dẫn chúng tôi thăm 1ha vườn cà phê trồng mới rất đặc biệt này, anh Huy nói: “Đây, vườn cà phê gần 1 năm tuổi đây, cây lớn, mập, khỏe hơn những vườn sử dụng các loại phân bón thông thường khác. Trong vòng có 1,5 tháng mà cây đã cao thêm lên 20 phân…”.

Còn anh Nguyễn Du, ở 158 Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, Krông Ana, Đăk Lăk thì gật gù: Năm nay nữa là 4 năm sử dụng dòng phân bón AMI – AMI và AMI – AMIα, hiệu quả về năng suất chất lượng trên cây cà phê ở gia đình anh là rõ rệt. Với 6ha cà phê trồng từ 1990 – 1992 cho năng suất gần 5 tấn/ha, năm 2009 gia đình anh Du thu lãi đến 300 triệu đồng. Anh Du cho biết thêm, dùng AMI – AMIα giúp anh giảm chi phí khoảng 9 triệu đồng/ha so với khi sử dụng các loại phân bón thông thường khác. Đặc biệt là hiệu quả kinh tế không thua kém, thậm chí cao hơn. Cây cà phê khỏe, lá xanh dày, bung đọt mạnh, trái to, mỏng vỏ và lớn hạt. Hơn nữa, sau khi sử dụng một thời gian, đất trở nên tơi xốp, xuất hiện giun, phục hồi độ phì cho đất…

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm