| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Lâm Thao cho cà phê sau mùa khô hạn

Thứ Ba 21/07/2015 , 21:03 (GMT+7)

Trong cùng điều kiện sinh thái, những vườn được đầu tư phân bón đầy đủ, hợp lý sẽ cho năng suất cao hơn...

Nhu cầu dinh dưỡng và tình hình sử dụng phân bón

- Cà phê có tên khoa học là Coffea sp. Là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, họ cà phê Rubiaceae. Có 2 loài phổ biến sau đây ở nước ta là cà phê vối (Coffea canephora Piere hay Coffea robusta linden) và cà phê chè (Coffea arabica Liné).

- Cà phê có khả năng cho năng suất rất cao nếu thỏa mãn các điều kiện sinh thái, đất đai và đầu tư phân bón, tưới nước tốt.

Trong cùng điều kiện sinh thái, những vườn được đầu tư phân bón đầy đủ, hợp lý sẽ cho năng suất cao hơn, hay nói cách khác những vườn cà phê cho năng suất cao thì cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn.

- Trong 1 tấn cà phê nhân có chứa từ 35 - 40 kg N; 6 - 8 kg P2O5; 40 - 45 kg K2O và các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng khác.

Tuy nhiên, nông dân trồng cà phê sử dụng phân bón không cân đối về tỷ lệ, số lượng quá cao so với năng suất cần đạt, gây lãng phí, tăng chi phí, giảm chất lượng cà phê và ô nhiễm môi trường.

Như vậy để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng phân vô cơ đa lượng thì cần điều chỉnh lượng phân đạm, kali và lân đối với cà phê vối cho phù hợp với mức năng suất đạt được.

Đối với cà phê chè ngoài việc điều chỉnh lượng phân đạm, lân, kali xuống mức phù hợp thì cần điều chỉnh về tỷ lệ cân đối N:P2O5:K2O và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy, đối với cả 2 loài cà phê vối và chè thì tỷ lệ trung bình N:P:K là 2 : 1 : 2.

- Kết quả điều tra cho thấy đại đa số nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên (92,6%) sử dụng phân hỗn hợp NPK; khoảng 40,8 - 67,4% hộ sử dụng các loại phân đơn như SA, urê, lân nung chảy, supe lân, kali clorua.

Các đợt bón phân

- Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể rơi vào các tháng khác nhau giữa các vùng, song các đợt bón phân nhằm vào các thời điểm.

 Đợt 1: Bón trong mùa khô, tăng cường dinh dưỡng cho vườn cây sau khi thu hoạch, cắt cành tạo hình và cà phê đã ra đợt hoa đầu tiên, kích thích phát sinh cành và hỗ trợ đợt hoa thứ 2.

Đợt 2: Khi mùa mưa bắt đầu và đất đã đủ ẩm.

Đợt 3, 4: Cách đợt trước từ 1,5 - 2 tháng.

- Trong điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các đợt bón phân cần tiến hành vào các thời điểm như sau: Đợt 1: Lần tưới thứ 2 (tháng 1 - 2); đợt 2: Đầu mùa mưa (tháng 4 - 5); đợt 3: Giữa mùa mưa (tháng 6 - 7); đợt 4: Cuối mùa mưa (tháng 8 - 9).

Phương pháp bón

- Bón trực tiếp vào đất, trước khi bón phân phải làm sạch cỏ dại.

- Đối với cà phê ở năm đầu mới trồng, phân chuồng được bón lót cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán, cách gốc 15 - 20 cm, bón phân, sau đó lấp đất sâu 3 - 5 cm.

- Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi, bón rải theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng từ 15 - 20 cm theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất.

Lưu ý: Để bảo toàn phân bón (không bị bay hơi khi gặp nắng, không xói mòn khi gặp mưa to, đất dốc) và cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi) đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cà phê kịp thời...

Cần bón phân đúng thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất. Không nên chờ bón theo mưa.

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cà phê (kg/ha)

Cà phê vối mật độ 1.110 - 1.330 cây/ha; cà phê chè 4.440 - 5.000 cây/ha.

+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Bón lót khi trồng:

Bón cho 1 hố: 15 - 20 kg phân chuồng, 1,0 - 1,5 kg NPK-S5.10.3-8 (hoặc 0,7 - 0,9 kg lân nung chảy, 0,1 - 0,2 kg urê).

Nếu quy 1 ha thì tương đương 25 - 30 tấn phân chuồng, 1.250 - 1.800 kg NPK-S5.10.3-8 (hoặc 900 - 1.200 kg lân nung chảy, 130 - 250 kg urê).

Bón thúc:

Trong từng năm phải bón các loại phân NPK-S có tỷ lệ khác nhau để có đủ hàm lượng dinh dưỡng NPK-S cho cà phê theo tuổi và dao động được tính cho cà phê vối và cà phê chè như sau:

- Năm 1: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón 1.200 - 1.500 kg, chia đều làm 4 đợt.

- Năm 2: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón 2.000 - 2.500 kg, chia đều làm 4 đợt.

- Năm 3: Sử dụng NPK-S10.10.5-7, lượng bón 2.500 - 3.000kg, chia đều làm 4 đợt.

+ Giai đoạn cà phê kinh doanh và tu bổ

- Đối với cà phê vối để đạt năng suất 3,5 - 4,0 tấn nhân/ha và cà phê chè 2,5 -3,0 tấn nhân/ha hàng năm sử dụng phân bón NPK-S12.5.10-14 để bón 300 - 400 kg vào đợt 1 + 800 - 1.000 kg vào đợt 2 + 1.000 - 1.200 kg vào đợt 3 và 700 - 800kg vào đợt 4.

- Có thể tăng hoặc giảm 10 - 15% lượng phân bón trên cho mỗi tấn cà phê nhân.

Cty CP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao kết hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa xây dựng các quy trình bón phân NPK-S đồng bộ khép kín các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, trong đó có cà phê và đã được thực hiện ở các địa phương để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Để khắc phục các thiệt hại do thời tiết khô, hạn năm nay chúc nông dân trồng cà phê sử dụng phân bón Lâm Thao hợp lý và cân đối để có thu nhập cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm