| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Lâm Thao cho cây cao su

Thứ Tư 15/04/2015 , 10:22 (GMT+7)

Hiện nay tại các tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, cây cao su đang được chú ý phát triển và mở rộng diện tích.

1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

- Cây cao su có tên khoa học là Hévéa brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu). Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn 30 - 40 năm, được chia ra làm 2 thời kỳ:

+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản thường là 5 - 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc. Cuối thời gian này cây có chiều cao từ 8 - 10 m, vanh thân ở vị trí cách đất 1 m khoảng 50 cm và tán cây đã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.

+ Thời kỳ kinh doanh từ 25 - 30 năm từ lúc bắt đầu cạo mủ cho đến khi đốn hạ cây. Trong thời kỳ kinh doanh cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Việt Nam hiện có 851.600 ha cao su (2012), tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám và theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền.

 Cao su đại điền được trồng và chăm sóc, bón phân theo qui trình của Tập đoàn Cao su Việt Nam, còn diện tích cao su tiểu điền thì bón phân theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hoặc các doanh nghiệp SX phân bón chuyên dùng cho cao su.

Hiện nay tại các tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc, cây cao su đang được chú ý phát triển và mở rộng diện tích.

2. Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng

2.1. Thời vụ trồng

Khi đất đủ ẩm thì có thể bắt đầu trồng và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi. Thời vụ trồng ở Tây Nguyên từ 1/5 đến 15/7, ở Đông Nam bộ nên trồng từ 1/6 đến 31/7.

2.2. Mật độ trồng

Tùy theo từng loại đất, địa hình mà bố trí các mật độ cây trồng cho phù hợp. Thông thường áp dụng 3 mật độ chính: 476; 555 và 571 cây/ha với khoảng cách tương ứng: 7 x 3 m; 6 x 3 m và 7 x 2,5 m.

2.3. Xen canh

Có thể trồng xen cây hoa màu, cây lương thực (như ngô), cây họ đậu giữa hàng cao su trong 3 năm đầu, để tận dụng đất và tăng thu nhập, kết hợp chống xói mòn và diệt cỏ dại.

Chọn cây trồng xen thích hợp sao cho không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cao su.

3. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cao su (kg/ha)

Mật độ trồng cao su trên đất đỏ có thể 555 cây/ha (hoặc 476 hoặc 571 cây/ha), còn trên đất xám 555 cây/ha.

3.1. Đối với diện tích trồng mới

Phân hữu cơ: 4.000 ÷ 5.000 kg/ha

NPK-S*M1 5.10.3 - 8: 480 ÷ 600 kg/ha (hoặc lân nung chảy: 800 ÷ 1.000 kg + urê: 80 ÷ 100 kg/ha)

3.2 Giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh

- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 5:

+ Đầu mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5- 9: 500 ÷ 600 kg/ha

+ Cuối mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5- 9: 500 ÷ 600 kg/ha

+ Cách bón: Rạch đất theo tán lá cây, rải đều phân rồi lấp đất.

- Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10:

+ Đầu mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5- 9: 700 ÷ 900 kg/ha

+ Cuối mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5- 9600 ÷ 800 kg/ha

+ Cách bón: Bón theo băng rộng cách gốc cao su 1m, sau khi làm sạch cỏ, xới sâu 5 ÷ 8 cm, rải đều phân rồi lấp đất.

- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 25:

+ Đầu mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5- 9: 1.000 ÷ 1.200 kg/ha

+ Cuối mùa mưa: Bón NPK-S*M1 10.5.5- 9: 800 ÷ 1.000 kg/ha

+ Cách bón: Bón theo băng rộng cách gốc cao su 1,5 m, sau khi làm sạch cỏ, xới sâu 7 ÷ 10 cm, rải đều phân rồi lấp đất.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm