| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Lâm Thao góp phần xóa nạn 'bưởi đặt vòng'

Thứ Năm 16/04/2020 , 09:03 (GMT+7)

Hơn 10 năm về trước, tình trạng “bưởi đặt vòng” ra hoa mà không đậu quả ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ nghiêm trọng

 

04-20-28_dsc_2950
Những vườn bưởi bội thu

 

Từ một thủa lao đao

Kết thúc dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng giai đoạn 2003 - 2007 huyện Đoan Hùng đã trồng được 1.093 ha bưởi đặc sản. Sau đó UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở NN-PTNT, Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp với UBND huyện Đoan Hùng rà soát đánh giá thực trạng cây bưởi, tỷ lệ sống bình quân đạt 78%, diện tích thực tế còn lại khoảng 850 ha, một kết quả không hề tồi.

Năm 2010, Đại hội Đảng bộ huyện Đoan Hùng lần thứ XXI tiếp tục định hướng phát triển cây bưởi theo hướng đặc sản tập trung. Năm 2012 UBND tỉnh Phú Thọ còn phê duyệt cho Đoan Hùng dự án trồng mới, mở rộng diện tích bưởi Diễn ở 10 xã phía Nam của huyện với quy mô 300 ha. Một khí thế bừng bừng khát vọng làm giàu từ bưởi.

Tuy nhiên, trời lại không chiều lòng người. Đây cũng là thời điểm mà nông dân ở Đoan Hùng “nếm trái đắng” nhất khi liên tục mấy năm ròng nhiều vườn bưởi ra hoa mà không chịu đậu quả, bị người đời chế diễu gọi là hiện tượng “bưởi đặt vòng” khiến cho năng suất, sản lượng suy giảm nghiêm trọng.

Nhiều chủ vườn buồn chán bỏ mặc không quan tâm đầu tư, thâm canh, chăm sóc diện tích bưởi đã có, đặc biệt hơn đã có hộ dân phá bỏ một phần hoặc hoàn toàn vườn bưởi để chuyển sang trồng cây khác.

Tình trạng “bưởi đặt vòng” là chủ đề nóng của các cuộc họp HĐND, UBND các cấp khi đó khiến cho lãnh đạo huyện Đoan Hùng đứng ngồi không yên, cầu cứu lên tỉnh còn tỉnh thì phải cầu cứu các vụ viện, các doanh nghiệp cùng các nhà khoa học vào cuộc.

04-20-28_dsc_3003
Một gian hàng bưởi Đoan Hùng tại hội chợ;

Trong 5 năm liền, từ 2011-2015, UBND huyện đã phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Phú Thọ, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện các mô hình áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới nhằm khắc phục tình trạng “bưởi đặt vòng”. Mô hình được triển khai tại 2 xã có diện tích bưởi đặc sản lớn, tập trung nhất của huyện là Chí Đám 2 ha và Bằng Luân 4 ha với tổng số 17 hộ tham gia.

Tiếng là đất bưởi nhưng phần lớn các nhà vườn trước đây phó mặc hết cho… ông trời mà không chịu chăm sóc, được thì ăn còn mất thì chịu. Bởi thế mà tham gia vào mô hình, lần đầu tiên các chủ vườn được thực hành những kỹ thuật lạ lẫm kiểu như: Tỉa cành, tạo tán vào 3 thời điểm chính là vụ xuân, vụ hè và vụ thu nhằm thường xuyên cắt bỏ những cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh, dồn sức cho các cành chính. Bón phân theo công thức cân đối 50 kg phân hữu cơ + 5 kg Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14+1 kg vôi bột/cây chia làm 3 lần. Lần 1 sau thu hoạch bón 100% phân chuồng+2kg NPK-S+100% vôi, lần 2 tháng 4 bón 1,5 kg NPK-S, lần 3 tháng 7 bón nốt 1,5kg NPK. Tưới nước bề mặt kết hợp với che tủ gốc bằng rơm rạ để giữ ẩm.

Đặc biệt nhất phải nói đến là thụ phấn bổ sung bằng tay, sử dụng phấn hoa bưởi chua hay bưởi Diễn để thụ phấn cho bưởi đặc sản từ khi cây bắt đầu nở hoa đến khi cây tắt hoa. Thời gian thụ phấn từ 8-10 giờ sáng và 2-4 giờ chiều, lúc nhiệt độ mát mẻ, thích hợp nhất cho việc đậu quả. 

Giá trị sản phẩm mang lại từ cây bưởi là “xương sống” đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp huyện Đoan Hùng giai đoạn 2011-2018 đạt bình quân tăng 6,5%/ năm, một tốc độ cao chưa từng có.
Mới đây, trung tuần tháng 11 tỉnh Phú Thọ đã tự tin mở hẳn một lễ hội riêng tưng bừng cho quả bưởi Đoan Hùng. Tại lễ hội bưởi đầu tiên này tất cả 28 xã trên địa bàn huyện đều có gian hàng tham gia giới thiệu sản phẩm.

Điều đặc biệt là trước đó khoảng 100.000 tem truy xuất nguồn gốc bằng mã Qr code được phát cho từng chủ vườn bưởi của huyện để họ tự dán, tự chịu trách nhiệm cho mỗi quả bưởi của mình. Khách hàng chỉ cần giơ điện thoại có kết nối mạng internet lên trước con tem này là lôi tuốt tuồn tuột mọi thông tin từ tên chủ vườn, địa chỉ ở đâu, phương pháp sản xuất, chăm bón thế nào, số điện thoại liên hệ cũng như các video clip đính kèm.

Đến thành “xương sống” kinh tế nông nghiệp của tỉnh

Cây bưởi trong mô hình dần được hồi sinh, phát triển tươi tốt, đang từ 5-7 quả của những vụ trước đã đạt từ 55-70 quả/cây với bưởi Chí Đám, từ 51-95 quả/cây với bưởi Bằng Luân, cá biệt cây bưởi Chí Đám nhà ông Phùng Đức Nguyên đạt trên 150 quả, cây bưởi Bằng Luân nhà ông Lã Đức Cường, ông Nguyễn Văn Toàn đạt 200-300 quả. Tổng thu cho 1 ha bưởi Chí Đám là 818 triệu, lãi thuần đạt 744 triệu, bưởi Bằng Luân là 361 triệu, lãi thuần đạt 287 triệu. 

“Tiếng lành đồn xa”, nhiều chủ vườn khác trong và ngoài vùng đã tự tìm đến học tập. Bởi thế, lúc đầu mô hình chỉ có tác động trên một diện tích rất hẹp nhưng dần dà được loang xa và trở thành những kỹ thuật phổ biến nhất của Đoan Hùng hiện nay.

Sản lượng bưởi tăng đột biến, năm 2010 mới chỉ từ 2.000 tấn thì năm 2017 đã đạt 12.400 tấn, giá trị trên 230 tỷ đồng trong đó, sản lượng bưởi đặc sản 10.000 tấn, giá trị sản phẩm đạt trên 180 tỷ đồng. Năm 2018 sản lượng quả ước đạt khoảng 16.000 tấn (bưởi đặc sản khoảng 11.000 tấn), giá trị sản phẩm ước đạt 260 tỷ đồng.

Bưởi Sửu cho thu nhập bình quân 600 triệu đồng/ha (khoảng 2 triệu đồng/cây từ 8-12 năm tuổi), bưởi Bằng Luân 400 triệu đồng/ha (khoảng 1-1,5 triệu đồng/cây với cây từ 15 đến trên 20 năm còn bưởi Diễn 250-300 triệu đồng/ha (từ 600 - 800 ngàn đồng/cây từ 7-15 năm tuổi). So sánh với các cây trồng khác thì hiệu quả của bưởi cao gấp 6 lần trồng lúa, gấp 20 lần trồng cây lâm nghiệp, gấp 5 lần trồng chè.

Nhiều mô hình hộ có thu nhập khá điển hình như các hộ ông Nguyễn Minh Chính ở xã Bằng Luân có 150 cây bưởi mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng, ông Trương Văn Lễ ở xã Bằng Luân có 100 cây bưởi mỗi năm thu nhập 150 triệu đồng, ông Nguyễn Minh Mạch, ông Nguyễn Văn Hoạch ở xã Chí Đám có 50 cây bưởi thu nhập mỗi năm 100 triệu đồng…

04-20-28_dsc_2976

Nông dân hỏi, Lâm Thao trả lời

Hỏi: MUA ĐẠM, LÂN, KALI TRỘN VỚI NHAU ĐỂ BÓN CÓ HIỆU QUẢ NHƯ PHÂN NPK-S LÂM THAO?

Trả lời: Mua đạm, lân, kali về trộn với nhau như công thức và tỷ lệ để bón trước hết phải nói rằng vẫn có thể được, nhưng làm như vậy có một số nhược điểm sau:

Sản phẩm trộn theo kiểu thủ công sẽ không được đồng đều các chất dinh dưỡng. Khi sử dụng rất khó vì sản phẩm ở dạng tơi, rời. Rất dễ mất dinh dưỡng do bốc hơi, rửa trôi, thấm sâu. Gây ô nhiễm môi trường.

Còn sản phẩm NPK-S Lâm Thao dạng hạt được SX theo dây chuyền tiên tiến, vì vậy mỗi hạt sản phẩm được chứa các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng.

Sản phẩm được sấy khô có độ cứng nhất định nên khi bón rất dễ, dinh dưỡng tiết ra từ từ đảm bảo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

Mặt khác khi vê viên, tạo hạt, sấy khô qua chứng minh nếu dùng sản phẩm NPK-S Lâm Thao dạng hạt năng suất cây trồng sẽ cao hơn từ 15 - 20% so với dùng sản phẩm dạng trộn.

Hỏi: ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN NHƯ RAU, BÓN NPK-S LÂM THAO SAU KHI THU HOẠCH VẪN CÒN CÁC HẠT GIỐNG NHƯ HẠT PHÂN, VẬY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY TRỒNG?

Trả lời: Một số cây trồng cạn như cây rau, cây màu, cây ngô... khi bón phân NPK-S Lâm Thao sau khi thu hoạch xong ta vẫn thấy dưới gốc cây vẫn còn những hạt phân bón đã bón trong vụ.

Tuy nhiên đây không phải là phân bón nữa vì các chất dinh dưỡng trong sản phẩm đã được cây trồng hút và lấy đi, cái chúng ta nhìn thấy chỉ là phần không tan được trong nước và phụ gia tạo hạt không còn dinh dưỡng nữa.

Vì vậy vụ tiếp theo để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường ta vẫn phải bón đúng, bón đủ lượng phân bón theo hướng dẫn.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất