| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Lâm Thao tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Thứ Ba 07/04/2015 , 09:49 (GMT+7)

Do tiêu có giá cao, nông dân có khuynh hướng bón phân vô cơ với liều lượng rất cao so với mức khuyến cáo nhưng thường mất cân đối về tỷ lệ đạm - lân - kali, ít quan tâm đến cân đối phân hữu cơ với phân vô cơ.

1. Tình hình phát triển cây tiêu ở nước ta

- Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, họ Hồ tiêu (Piperaceae), bộ Piperales. Ở nước ta, cây tiêu được đưa vào trồng trước hết tại vùng Hà Tiên (Kiên Giang), sau đó nhanh chóng được nhân rộng ra ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ.

Trước những năm 1975, cả nước chỉ có khoảng 500 ha hồ tiêu với sản lượng ước chừng 500 tấn. Nhưng từ năm 2003 đến nay Việt Nam trở thành nước SX, xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới (chiếm 35% sản lượng và gần 50% thị phần thế giới).

Năng suất hồ tiêu trung bình cả nước năm 2011 đạt 2,4 tấn tiêu đen/ha, nhưng có biến động lớn giữa các vùng trồng tiêu, từ 1,5 - 5 tấn/ha, cá biệt đạt trên 10 tấn/ha.

Những năm gần đây do tiêu có giá cao, nông dân có khuynh hướng bón phân vô cơ với liều lượng rất cao so với mức khuyến cáo nhưng thường mất cân đối về tỷ lệ đạm - lân - kali, ít quan tâm đến cân đối phân hữu cơ với phân vô cơ đã làm môi trường đất xấu đi.

2. Yêu cầu sinh thái

Cây tiêu ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm: Nhiệt độ thích hợp là 25 - 28 độ C, lượng mưa cả năm yêu cầu 1.200 - 2.500 mm, trong đó cần có một giai đoạn khô hạn ngắn sau thu hoạch để cây phân hóa mầm và ra hoa đồng loạt.

Ẩm độ không khí thích hợp khoảng 70%, ánh sáng tán xạ nhẹ được xem là phù hợp với yêu cầu sinh lý sinh trưởng, phát dục và kéo dài tuổi thọ của cây.

Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét pha cát (Hà Tiên, Phú Quốc), đất đỏ bazan (Tây Nguyên, Đông Nam bộ), đất phù sa bồi (đồng bằng sông Cửu Long), đất xám (Đông Nam bộ).

Đất trồng tiêu cần có tầng dày 80 - 100 cm, mạch nước ngầm > 2 m, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và thoát nước.

Yêu cầu đất có hàm lượng mùn > 2%, giàu đạm, hàm lượng kali và magiê khá, khả năng trao đổi cation 20 - 30 meq/100 gr đất, tỉ lệ C/N cao ở tầng mặt (15 - 25), đất chua nhẹ (PH 5,0 - 6,0).

3. Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng ở các vùng

Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm được trồng với mật độ dày 1.500 - 2.500 trụ/ha và là cây chịu thâm canh nhưng lại rất nhạy cảm với sâu bệnh.

Để đạt năng suất cao và có vườn tiêu khỏe cần thiết phải bón đầy đủ và cân đối N-P-K - phân hữu cơ. Các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng cần thiết đối với năng suất và chất lượng hạt tiêu.

Giống tiêu chủ yếu là tiêu sẻ, tiêu Lada và tiêu Ấn Độ.

Thời vụ trồng tiêu có thể xê dịch tùy theo khí hậu của từng địa phương, nhưng nói chung phải trồng khi đất có đủ độ ẩm, chủ động về nước tưới; vùng Bắc Trung bộ trồng khoảng tháng 8 đến tháng 10; vùng duyên hải Nam Trung bộ trồng từ tháng 8 đến tháng 9; vùng Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 7; Đông Nam bộ từ tháng 6 đến tháng 8; đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5 đến tháng 8.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, người ta thường trồng xen các loại cây đậu đỗ trong vườn tiêu để tăng thu nhập và cải tạo độ phì đất. Cũng có thể thấy tiêu được trồng xen với cà phê, cây ăn quả, hoặc trồng ở các bờ quanh vườn...

Lượng hút dinh dưỡng tính cho đơn vị sản phẩm và nhu cầu dinh dưỡng:

- Trong 1 kg hạt tiêu khô có chứa 36 gr N, 8 gr P2O5, 25 gr K2O. Giả sử trong quá trình canh tác, toàn bộ thân, cành, lá, rễ và các phụ phế phẩm được hoàn trả cho đất, thì riêng lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo năng suất 3 - 5 tấn hạt tiêu khô/ha sẽ là 108 - 180 kg N, 24 - 40 kg P2O5, 75 - 125 kg K2O và các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng khác.

- Khi sử dụng phân đơn để bón, hệ số bón phân của cây tiêu đạt: 50 - 55% đối với phân đạm, 20 - 25% đối với phân lân và 45 - 50% đối với phân kali.

4. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây hồ tiêu

Trên cơ sở nhu cầy dinh dưỡng như trên, ta sử dụng phân bón như sau:

4.1. Đối với diện tích trồng mới (bón lót)

+ Mật độ trồng: 2.000 cây/ha.

+ Phân chuồng: 6.000 - 8.000 kg/ha.

+NPK-S*M1  5.10.3-8: 600 - 800 kg/ha, hoặc lân nung chảy 800 - 1.200 kg + urê 40 - 60 kg/ha.

4.2. Bón thúc

- Giai đoạn sau thu hoạch (bón phục hồi): NPK-S*M1  5.10.3-8: 400 - 450 kg/ha.

- Bón trước khi ra hoa: NPK-S*M1 12.5.10-14: 400 - 450 kg/ha.

- Bón khi đậu quả: NPK-S*M1  12.5.10-14: 550 - 600 kg/ha.

- Bón nuôi quả: NPK-S*M1  12.5.10-14: 550 - 600 kg/ha.

Kỹ thuật bón: Bón theo rãnh, rạch rãnh sâu 5 - 10 cm, rải đều phân rồi lấp đất, tạo ẩm.

Chú ý: Không làm đứt hay xây xước rễ.

Rất mong nông dân trồng tiêu sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối về liều lượng và tỷ lệ như trên để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm