| Hotline: 0983.970.780

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho đậu, lạc Tây Nguyên

Thứ Năm 21/08/2014 , 08:10 (GMT+7)

Nông dân ưa chuộng loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho đậu lạc vì nhìn trên bao bì thể hiện rõ trong phân ngoài đạm, còn tăng hơn lượng lân, kali và các chất trung lượng.

Cây lạc (đậu phộng), đậu (đậu tương, đậu nành, đậu xanh) là các loại cây công nghiệp ngắn ngày có tầm quan trọng trong luân canh, tăng vụ, cải tạo đất, làm cân bằng dinh dưỡng giữa các tầng đất, tăng hiệu quả canh tác trên các vùng đất bạc màu, chuyển đổi cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su tại Tây Nguyên.

ĐẶC ĐIỂM CHẤT ĐẤT TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên với diện tích là 5.612.000 ha, chủ yếu là đất đỏ bazan, có độ dốc lớn (8 - 25 độ), đất được hình thành do quá trình phong hóa đá bazan, hình thành các khoáng hoạt tính thấp tiếp như Kaolinit; tích lũy oxyt Fe/Al và các hợp chất của chúng nên có màu vàng là chủ đạo, với các đặc điểm: Độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước; Đất đỏ, tích sét, kết von ít, nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng…; Phản ứng chua - rất chua (pH: 3,9-5,2).

Với cây đậu lạc, ở các loại đất tốt thì việc bón phân cũng ít quan trọng và thường cũng chỉ cần chú ý bón các loại phân chính yếu là các yếu tố đa lượng NPK. Ở các loại đất này nông dân thường "bóc lột" độ phì tự nhiên của đất bằng cách không bón phân hoặc chỉ bón vôi, lân là đủ.

Ngược lại, ở đất trung bình, nhất là ở đất xấu việc bón phân vô cùng quan trọng. Bón phân cho các loại đất này, ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta còn phải quan tâm nhiều đến các yếu tố dinh dưỡng phụ hay gọi là các yếu tố thứ yếu, tuy với lượng ít hơn các nguyên tố đa lượng, đó là các yếu tố trung và vi lượng, trung lượng như CaO, MgO, S.

Trên các loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, rất cần bón các loại phân có chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng nữa như Fe, Cu, Mo, Bo... Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại phân bón có hiệu quả cao cho cây đậu lạc cho vùng đất xám và đất bạc màu.

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY ĐẬU, LẠC

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Học viện Nông nghiệp VN, các Trung tâm Khuyến nông trong nước đã xác định cứ 1 tấn hạt đậu, lạc cây lấy đi ở đất với lượng trung bình là: 100 kg N; 16 kg P2O5; 21 kg K2O; 4 kg MgO; 4 kg CaO và các chất vi lượng Fe, Cu, Bo, Zn, Co, Mo…

Do đặc điểm của đất trồng đậu, lạc là các vùng đất cao, nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, độ pH thấp từ 3 - 4,5. Trong khi đó cây đậu tương là cây mẫn cảm với độ chua, thích hợp với độ pH từ 6,0 - 7,0, cây lạc chịu được độ chua vừa và thích hợp ở pH từ 5,5 - 7,0 thì cần và phải có hàm lượng canxi, magiê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên.

Để cây đậu lạc sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất cao, quả và hạt chắc mẩy, đề kháng sâu bệnh, chống đổ ngã tốt cần có tới 16 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển triển. Trong đó, có 4 yếu tố có chứa Carbon (C), Hydro (H), Oxy (O) và Ni tơ (N) là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dưới dạng CO2, H20, O2, N2 tự do trong không khí và đất, những yếu tố cần thiết khác phải bổ sung qua phân bón là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn Mo, Cu, B, Zn, Co và Cl…

PHÂN NPK ĐA YẾU TỐ VĂN ĐIỂN CHUYÊN DÙNG CHO ĐẬU, LẠC

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, nhằm đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu lạc, Cty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển đã hợp tác với các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp VN, Viện Khoa học nông nghiệp VN nghiên cứu công thức phân tổng hợp gọi là phân bón đa yếu tố chuyên dụng cho cây đậu lạc, phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu lạc do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác:

Thành phần phân bón: Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng S, CaO, MgO, SiO2 và hàng chục loại chất vi lượng như Mn, B, Zn, Cu, Co… bảo đảm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, đạt năng suất và chất lượng cao trên các loại đất chua, đất bạc màu.

Với thành phần cơ bản là lân nung chảy, đây là phân tan chậm, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1 kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5 kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.

NPK Văn Điển 4.12.7 chuyên bón đậu, lạc là loại phân trộn 3 hạt có công thức dinh dưỡng ngoài đạm còn rất giầu lân, kali và các trung vi lượng cần thiết cho cây đậu lạc: N = 4%; P2O5 = 12%; K2O = 7%; S = 2%; MgO = 8%; CaO = 16%; SiO2 = 15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...

Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây đậu, lạc đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt; Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển.

CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY ĐẬU, LẠC

1. Kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây đậu tương:

Để đạt đậu đạt năng suất cao trung bình 2,0 - 3,0 tấn/ha, cần chú ý tới kỹ thuật bón phân cho từng chân đất:

+ Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:

- Vụ xuân và đông (1ha): 8 – 10 tấn phân chuồng (nếu đất tốt không cần bón) + 60 - 120 kg đạm ure + 300 – 420 kg lân nung chảy Văn Điển + 90 kg kali (có thể thay bằng 560 kg phân đa yếu tố Văn Điển chuyên đậu tương (4:12:7) hoặc NPK Văn Điển (5:10:3) và bổ xung bón thúc bằng 90 kg clorua kali.

- Vụ hè thu giảm lượng đạm bằng 1/2 lượng trên, nếu đất tốt, đặc biệt sau ngô xuân, không cần bón đạm.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân +1/2 phân đạm hoặc toàn bộ NPK vào rạch, lấp nhẹ phân và gieo hạt bên cạnh, cách xa phân 5 cm. Bón thúc toàn bộ kali, đạm còn lại khi cây có 6 – 8 lá kết hợp vun cao lấp phân chống đổ. Nếu đất quá dư đạm (lá cây xanh đậm) cần phun bổ sung phân bón lá Multi Kali (siêu kali theo hướng đẫn trên bao bì) vào giai đoạn quả nhỏ để cây tập trung làm quả và hạt.

+ Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi: Tập trung và kết thúc gọn trong 23 ngày trước khi đậu có hoa.

Lượng bón: Đạm ure 56 – 84 kg/ha, phân lân nung chảy 150 – 280 kg/ha, kali clorua: 42 – 56 kg hoặc dùng 560 kg phân đa yếu tố chuyên dụng đậu lạc.

Bón thúc lần I: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 ha 30 – 50 kg đạm ure, 30 kg kali, 120 – 150 kg lân nung chảy hoặc 420 kg phân đa yếu tố chuyên dụng đậu, lạc 4:12:5, rắc đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.

Bón thúc lần II: Khi đậu có 5 – 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng phân còn lại rải đều trên ruộng.

2. Kỹ thuật bón phân cho cây lạc:

Muốn trồng lạc có năng suất cao phấn đấu đạt năng suất 45 – 50 tạ/ha trước tiên cần phải nắm đặc tính và yêu cầu về thời tiết, đất đai, chế độ dinh dưỡng của cây lạc.

Trước khi trồng lạc 1 tuần dùng 420 - 560 kg/ha vôi bột rải đều, cày bừa để vệ sinh đồng ruộng). Khi trồng lạc đánh rạch sâu rải phân chuồng và 700 - 840 kg phân NPK 4-12-7 (loại trộn 3 hạt) xuống đáy rãnh, vùi đất lấp kín phân sau đó mới tra hạt lạc lên trên. Trường hợp diện tích lớn có thể rải vôi + 8 – 10 tấn phân chuồng + toàn bộ lượng NPK 4-12-7 rồi cày bừa trộn đều phân trước 1 tuần, sau đó rồi tra hạt lạc.

Cụ thể cách bón như sau:

+ Lên luống, rạch hàng: Cách 1: luống rộng 1,3 m kể cả rãnh, rãnh rộng 0,3 m, cao 15 – 20 cm, mặt luống rộng 1 m được chia làm 4 hàng dọc theo chiều dài luống, hai hàng rìa cách mép luống 12 cm, khoảng cách giữa hai hàng 25 cm, hàng theo hướng đông – tây.

Cách 2: Luống rộng 0,8 m kể cả rãnh, rãnh rộng 0,3 m, cao 15 – 20 cm, mặt luống rộng 0,5 m, chia làm hai hàng dọc theo luống, mép luống 12 cm, hàng cách hàng 25 cm. Độ sâu rạch hàng 3 – 4 cm, mật độ gieo 40 cây/m2, hốc cách hốc 16 – 18 cm, tra 2 hạt 1 hốc (đối với mặt luống rộng 0,5 m). Sau khi gieo hạt phủ đất dày 3 – 4 cm san phẳng mặt luống.

+Chăm sóc: Xới phá váng khi cây có 2 – 3 lá thật (khoảng sau mọc 10 – 12 ngày). Xới cỏ lần 2 khi lạc có 7 – 8 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 – 6 cm sát gốc, không vun gốc. Xới cỏ lần 3 kết hợp với vun gốc sau khi ra hoa rộ từ 7 – 10 ngày để tia củ đâm xuống đất được thuận lợi.

Nông dân ưa chuộng loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho đậu lạc vì nhìn trên bao bì thể hiện rõ trong phân ngoài đạm, còn tăng hơn lượng lân, kali và các chất trung lượng S 2%, MgO 8%, Ca 16%, SiO2 15% và các chất vi lượng Bo, Mn, Zn, Cu… Đặt biệt là chất silic: Hàm lượng tới 15% có tác dụng làm cứng cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, rét và chống đổ.

(Chuyên gia đậu, lạc Viện Khoa học nông nghiệp VN)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất