| Hotline: 0983.970.780

Phấn đấu hoàn thành hỗ trợ 12.677 hộ gia đình người có công có nhà ở

Thứ Hai 11/11/2019 , 09:07 (GMT+7)

Tính đến hết quý II/2019, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 11.905 hộ hoàn thành việc xây dựng nhà ở, đạt 82,46% tổng số hộ được đề án phê duyệt, trong đó 4.715 hộ xây mới, 7.190 hộ sửa chữa.

07-46-55_nhieu_ngoi_nh_o_cu_ho_gi_dinh_ncc_duoc_trien_khi_xy_dung
Triển khai xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình người có công.

Thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (gọi tắt là Đề án 22), ngày 10/10/2013, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 2461/QĐ - UBND phê duyệt tổng số hộ gia đình được thụ hưởng đề án là 14.436 hộ.

Qua nắm bắt ý kiến từ Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã trên địa bàn, nhận thấy sau gần 6 năm triển khai thực hiện Đề án 22 của Thủ tướng Chính phủ, gia đình người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở đã có điều kiện sống nâng lên, nhà cửa kiên cố hơn. Số tiền hỗ trợ từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng/nhà đã góp phần động viên, khích lệ nhân dân phấn đấu xây cất nhà cửa khang trang, bền chắc, có diện tích sử dụng ít nhất 30m2 trở lên.

Theo Nghị quyết số 46/NQ - CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Đề án 22 nêu rõ, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo quy định của Nghị quyết 63/NQ - CP ngày 25/7/2107 của Chính phủ đến hết ngày 31/12/2019.

Vì vây, từ nay cho đến hết năm 2019, tỉnh Quảng Bình phải hoàn thành việc phân bổ nguồn vốn xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình người có công theo đề án. Trong lúc số lượng đối tượng còn lại khá nhiều, việc theo sát, đôn đốc quá trình thực hiện là vấn đề hết sức cấp bách

Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình Lê Anh Tuấn cho biết: Qua rà soát, sàng lọc số hộ còn lại thuộc đề án, có đến 1.578 hộ không có nhu cầu thực hiện, 181 hộ khi rà soát nhận thấy sai đối tượng và 772 hộ gia đình người có công thực sự đang cần được hỗ trợ nhà ở.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chương trình thường là: Nguồn vốn đã phân bổ nhưng gia đình đang có tang, đi làm ăn xa chưa về, một số hộ có hoàn cảnh quá khó khăn chưa có vốn đối ứng kịp thời và xin tiếp tục thực hiện trong năm 2019 - 2020; nhiều hộ không có nhu cầu thực hiện và khi rà soát nhận thấy sai đối tượng; nhiều hộ lồng ghép vào một số chương trình khác để xây dựng nhà ở…

Số lượng hộ gia đình còn lại của đề án (772 hộ), UBND tỉnh Quảng Bình đã phổ biến để các trường hợp này chủ động thực hiện, hoàn thành trong năm. Đồng thời yêu cầu Sở Xây dựng Quảng Bình cùng phối hợp với các ban ngành, địa phương kịp thời gỡ bỏ triệt để những vướng mắc, nhằm sớm giải ngân, hỗ trợ kinh phí cho gia đình người có công hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm