| Hotline: 0983.970.780

Phấn đấu phục hồi 15% diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái

Thứ Hai 30/07/2018 , 10:15 (GMT+7)

Mới đây, tại Hà Nội, Trung tâm Liên kết con người và thiên nhiên đã tổ chức tọa đàm “Phục hồi rừng tự nhiên, điều kiện và yêu cầu cải thiện chính sách lâm nghiệp”.

09-52-25_rung
Quang cảnh buổi tọa đàm

Trước thực trạng hệ sinh thái rừng tự nhiên đang ngày càng bị suy thoái do nhiều tác động của con người và đặc biệt thiên tai xảy ra trong những năm gần đây, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ phục hồi 15% diện tích rừng bị suy thoái. Đây là thông tin được đưa ra trong tọa đàm.

Theo báo cáo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng của Bộ NN-PTNT thì Việt Nam đạt mục tiêu đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng. Đến năm 2020, tăng thêm khoảng 100.000 ha rừng đặc dụng.

Theo công bố thực trạng rừng toàn quốc năm 2017, tổng diện tích rừng hiện có của Việt Nam là 14 triệu ha, hiện rừng phòng hộ là đối tượng có nhiều biến động lớn nhất về diện tích trong 3 loại với tốc độ giảm diện tích trung bình là 2%/năm.

Tiến sỹ Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng mặc dù độ che phủ rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng lại giảm, diện tích rừng suy kiệt ngày càng tăng ngay cả khi có rừng trồng mới thì mật độ cây rừng nhìn chung vẫn giảm.

Do vậy cần đẩy mạnh các chương trình phục hồi rừng, tiêu biểu trong chương trình trồng mới 5 triệu héc ta rừng được thực hiện từ năm 1998 – 2010 đã phục hồi hơn 2 triệu héc ta rừng phòng hộ và đặc dụng, hỗ trợ trồng mới gần 3 triệu héc ta rừng sản xuất.

Theo ông Trần Lâm Đồng, việc phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên đang còn nhiều thách thức như năng lực quản lý rừng còn thấp, nhiều doanh nghiệp, chủ hộ khó tiếp cận nguồn vốn, nguồn giống và kỹ thuật, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của chủ rừng còn hạn chế.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề về sớm phục hồi rừng, đưa ra những mục tiêu, cách tiếp cận phục hồi rừng phòng hộ trong các kế hoạch, chương trình quốc gia nhằm phục hồi rừng tự nhiên, giải pháp để trồng rừng thay thế có thể hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phục hồi rừng, cơ chế chính sách đối với các đối tượng tham gia phục hồi rừng, vai trò của các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình trong nỗ lực phục hồi rừng...

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm