| Hotline: 0983.970.780

Phân Đầu Trâu cho cây cà phê

Thứ Sáu 15/08/2014 , 08:20 (GMT+7)

Trong nhiều năm nay, các chủng loại phân bón Đầu Trâu được nông dân trồng cà phê vùng Tây Nguyên sử dụng phổ biến cho nương cà phê của họ và đã thu được hiệu quả đầy ấn tượng.

Nhóm phân cà phê Đầu Trâu phổ biến bao gồm: Vào mùa khô giúp cây ra nụ thuận lợi, đạt chỉ số C/N thích hợp đã có cà phê mùa khô (NK 20-5-6+TE). Khi vào mùa mưa cần cho trái cà phê tăng trưởng nhanh, giảm tỷ lệ rụng đã có cà phê Đầu Trâu TE+Agrotain (18-16-8+TE) hoặc Đầu Trâu 16-16-13+TE, theo sau để làm cho cà phê chắc hạt đã có Đầu Trâu 16-8-16+TE.

Bộ sản phẩm này nhiều năm qua đã đồng hành với bà con trồng cà phê vì vừa đem lại năng suất cao mà hiệu quả kinh tế cũng rất thuyết phục. Không thỏa mãn với các thành tích đã đạt được, Cty CP Phân bón Bình Điền còn muốn tạo thêm tính đa dạng về sản phẩm để bà con tiện lựa chọn. Vì rằng đất trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên rất đa dạng mà khí hậu ngày một biến đổi rất phức tạp.

Vì vậy, Công ty đã SX thêm các chủng loại phân đa năng, vừa phục vụ tốt cho cà phê, vừa có thể sử dụng tốt cho cả các loại cây lấy hạt khác, đó là Đầu Trâu Tăng trưởng (NPK 19-12-6+TE) và Đầu Trâu Chắc hạt (16-6-19+TE).

10-55-03_nh110-55-03_nh2

Ta có thể hiểu đơn giản rằng cây cà phê khi bước vào thời kỳ kinh doanh, hàng năm cũng phải trải qua 2 giai đoạn sinh trưởng chính, đó là thời kỳ tạo cành mới, tích lũy đủ chất dinh dưỡng để ra nụ, ra hoa và tăng trưởng trái; tiếp đến là thời kỳ vận chuyển chất để làm trái được no tròn cho đến khi chín.

Thời kỳ tích lũy dinh dưỡng bắt đầu từ cuối mùa mưa năm trước và tăng mạnh trong các tháng đầu mùa khô cho đến đầu mùa mưa năm sau. Ở các loại cây ăn trái khác, sau khi thu trái xong, ta phải tỉa cành, tạo tán, bón phân, chăm sóc để cây ra lá, ra cành non, khi đạt được 3 cơi lá trưởng thành mới chuẩn bị ra nụ và ra hoa.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng chính được tạm dừng để nhường chỗ cho thời kỳ sinh trưởng sinh thực, ra hoa, kết trái cho đến chín. Nhưng ở cây cà phê, trong thời kỳ mang trái và tăng trưởng khối lượng trái, đồng thời cũng tiếp tục đâm cành, ra lá, tạo cành dự trữ cho ra hoa kết trái vụ sau. Nghĩa là quá trình sinh trưởng dinh dưỡng (ra cành, ra lá) và thời kỳ sinh trưởng sinh thực (ra hoa, kết trái và tăng trọng lượng trái) cùng song song tồn tại.

Vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho thời kỳ ra hoa kết trái cũng cần chú ý đến các chất cần cho đâm cành, ra lá. Chính vì vậy, thời kỳ này cây cần tỷ lệ NPK cũng như các chất trung và vi lượng khác nhau hợp lý để thỏa mãn cả hoa, quả và cành non phát triển. Do đó, việc cung cấp 2 chủng loại phân này sẽ rất phù hợp

Trong suốt mùa mưa chỉ cần bón 3 đợt phân, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa là đủ. Đầu mùa mưa bón khoảng 60 - 70 kg phân Đầu Trâu Tăng trưởng/1.000 m2, giữa mùa mưa bón 70 - 75 kg Đầu Trâu Chắc hạt và cuối mùa mưa bón 70 kg Đầu Trâu Chắc hạt. Với quy trình bón phân này, trong những năm bình thường, chắc chắn sẽ đạt năng suất 4,5 - 5 tấn cà phê nhân/ha.

Để bà con làm quen với 2 chủng loại phân này, Trung tâm KN-KN Đắk Lăk đã tiến hành khảo nghiệm dưới dạng trình diễn tại 6 địa điểm khác nhau, bao gồm TP Buôn Ma Thuột, huyện CưKuin, huyện Krông Pách, huyện CưMgar, huyện Krông Năng và huyện EaHleo.

Ở mỗi địa điểm, có 4 công thức bón phân Đầu Trâu so sánh giữa NPK Đầu Trâu 16-16-8+TE với Đầu Trâu Tăng trưởng (đầu mùa mưa) và bón NPK 16-16-13+TE cũng như 16-8-16-13S+TE so với Đầu Trâu Chắc hạt (giữa mùa mưa), còn cuối mùa mưa, các công thức đều sử dụng Đầu Trâu Chắc hạt.

Ở mỗi địa điểm, nông dân sử dụng kỹ thuật bón phối hợp phân đơn với phân NPK để làm đối chứng. Các biện pháp kỹ thuật khác đều xử lý đồng đều như nhau. Kết quả thu được ở cả 6 điểm khảo nghiệm đều cho thấy: Các công thức chỉ bón 2 chủng loại phân này cho cả 3 đợt, so với các công thức 2 đợt đầu vẫn dùng phân Đầu Trâu mùa mưa thì cũng đều có kết quả tương tự nhau và đều làm cho chiều dài cành dự trữ của cà phê dài hơn nền phân đối chứng (4,45 cm), số quả trên chùm cũng nhiều hơn (2,43 quả), trọng lượng của 100 nhân cũng nặng hơn đối chứng (1,225 g).

Bằng chứng này đều biểu hiện rất rõ ở cả 6 địa điểm khảo nghiệm. Điều đó dẫn đến năng suất khô của cà phê nhân cũng tăng hơn đối chứng từ 360 - 490 kg/ha (bình quân 440 kg/ha). Khảo nghiệm cũng chứng minh rằng, nếu sử dụng phân Đầu Trâu cho cà phê vừa đơn giản vừa tiết kiệm được phân, mang lại hiệu quả cao hơn so với quy trình của nhiều nông dân đang sử dụng.

Ví dụ, tại điểm trình diễn ở huyện CưKuin, nông dân bón 50 kg Ure, 50 kg SA, 25 kg Kali, 75 kg phân NPK Đầu Trâu Đa năng, cộng thêm 75 kg phân NPK của Philippines 16-8-16-13S cho 1.000 m2. Số phân này tính ra nguyên chất, tương đương với 577,5 kg N + 250 kg P205 + 322 kg K20/ha so với nền phân bón phân Đầu Trâu là 338 kg N + 156 kg P205 + 302 kg K20/ha, thì nền phân của nông dân đã bón cao hơn 332 kg N, tương đương với 722 kg phân Ure và 588 kg phân lân. Nhưng năng suất cà phê nhân thu được vẫn thấp hơn nền phân Đầu Trâu là 100 kg/ha.

Tâm lý chung của nhiều bà con nông dân là sợ bón phân NPK không đủ chất cho cà phê, nên vừa bón phân NPK vừa phải bón phân đơn. Theo quy trình bón phân Đầu Trâu đã được sử dụng rộng rãi hiện nay thì trong mùa khô chỉ cần bón 1 đế 2 đợt phân Đầu Trâu cà phê mùa khô với liều 40 - 50 kg/1.000 m2 kết hợp lúc tưới lần đầu, và có thể bón đợt 2 trong tháng 3 hay đầu tháng 4.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm