| Hotline: 0983.970.780

Phấn đấu từng thôn bản đạt chuẩn

Thứ Ba 25/07/2017 , 08:57 (GMT+7)

Là một huyện 30a, Quế Phong (Nghệ An) bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, bình quân 3 tiêu chí/xã, hai xã cao nhất cũng chỉ đạt 5 tiêu chí. 

Xác định chương trình MTQG xây dựng NTM không chạy theo thành tích, huyện Quế Phong đề ra cơ chế khuyến khích xây dựng vững từng tiêu chí ngay từ thôn bản.

06-05-59_gio_thong_duoc_be_tong_ho_hngro_xnh_duoc_giu_nguyen_l_net_dc_trung_o_xom_2_x_que_son
Giao thông được bê tông hóa, hàng rào xanh được giữ nguyên là nét đặc trưng ở xóm 2, Quế Sơn

Xóm 2 - một trong những xóm có đời sống khá nhất xã Quế Sơn, chủ yếu là cán bộ công nhân lâm trường đóng trên địa bàn. Thế nhưng, thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với các thôn bản khác trong toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ.

Bước vào xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quế Sơn xác định phải xây dựng xóm thành xóm đạt chuẩn để nhân rộng ra toàn xã. Tuy nhiên, không vì mục tiêu đạt xóm NTM mà huy động quá sức dân, mọi khoản đóng góp xây dựng đều theo quy chế dân chủ.

Tháng 10/2012, khi được Nhà nước cấp xi măng, sau nhiều cuộc họp, nhân dân xóm 2 đi đến thống nhất huy động 247.000 đồng/khẩu mua cát, sạn và đóng góp ngày công để làm đường bê tông thôn xóm. Kế hoạch làm đường được người dân hưởng ứng, nhiều hộ đã hiến đất, chặt cây cối để mở rộng đường. Tính đến giữa năm 2017, nhân dân xóm 2 đã hiến trên 7 nghìn m2 đất, đóng góp gần 200 triệu đồng, làm 2,4 km đường bê tông.

Ông Ngô Quang Nội, Bí thư Chi bộ xóm 2 phấn khởi: “Hiếm có một thôn bản nào ở Quế Phong nhân dân đồng thuận đóng góp làm đường bê tông như ở xóm 2. Đến nay, đường giao thông xóm đã được bê tông hóa 100%, đó thực sự là kỳ tích ở một thôn xóm miền núi cao, đất rộng, người thưa. Nay thì xóm 2 đã được công nhận là xóm đạt chuẩn NTM”.

Không chỉ bê tông hóa đường giao thông nông thôn, nhân dân xóm 2 còn đóng góp trên 240 triệu mua đất xây dựng, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa, làm cổng chào, lắp hệ thống điện đường thắp sáng vào ban đêm. Đến xóm 2, không chỉ cảm nhận được nét văn hóa thôn bản gần như nguyên sơ bởi những hàng cây ven đường, những tường rào xanh mà còn có nét khang trang của những tuyến đường, đêm đêm đèn điện sáng khắp thôn xóm.

“Đường rộng thênh thang, điện thắp sáng đến 10 giờ đêm, an ninh trật tự vì thế được đảm bảo và giữ vững. Vào xóm 2, không ai nghĩ đây là xóm khó khăn của một huyện 30a. Chúng tôi đi lên bằng nội lực nhưng nhân dân vẫn rất đồng thuận, đồng lòng, không một lời ra tiếng vào. Đó là yếu tố quan trọng nhất giúp nhân dân xóm 2 cán đích NTM”, ông Nội cho biết thêm.

Theo Nghị quyết của HĐND huyện, Quế Phong phấn đấu có 2 xã về đích NTM vào năm 2015. Tuy nhiên, nguồn lực chưa đủ mạnh, đến nay Quế Phong vẫn chưa có xã cán đích NTM. Nhưng đó không phải là một câu chuyện buồn ở huyện 30a này. Bởi dù còn nghèo nhưng Quế Phong đang đi từng bước vững chắc.

06-05-59_nhn_dn_xom_2_dong_gop_tien_mudt_xy_dung_nh_vn_ho
Nhân dân đóng góp tiền mua đất xây dựng nhà văn hóa

“Mục tiêu đề ra không phải Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà không phấn đấu. Thực tế, nội lực chưa đủ mạnh, nếu cứ về đích NTM bằng mọi giá thì lại chạy theo thành tích. Chúng tôi quan niệm, NTM chỉ có ý nghĩa khi đời sống người dân được nâng lên. Vì thế, mục tiêu đề ra nhưng nếu vẫn chưa chín muồi thì không đốt cháy giai đoạn”, ông Nguyễn Bá Hiền, Trưởng ban Phát triển nông thôn miền núi huyện Quế phong chia sẻ.

Ngày 28/3/2016, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1263/QĐ-UBND về việc công nhận thôn, bản đạt tiêu chí NTM. Theo quyết định này, các thôn bản chỉ cần phấn đấu đạt 14/19 bộ tiêu chí sẽ đủ điều kiện công nhận thôn bản NTM. Nguồn lực để đạt các tiêu chí xóm NTM chủ yếu huy động từ sức dân. Đến nay, toàn huyện có 2 thôn bản về đích NTM, được UBND tỉnh tổ chức lễ công nhận.

Để đạt được mục tiêu vững chắc, UBND huyện Quế Phong trình HĐND huyện ban hành nghị quyết trích thưởng số tiền 20 triệu đồng/xóm về đích NTM. Đây được coi là “lệ làng” trong xây dựng NTM tại Nghệ An. “Lệ làng” này đang góp phần tích cực, khích lệ các thôn bản ở Quế Phong nỗ lực cán đích.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm