| Hotline: 0983.970.780

Phân định rõ quyền Thủ tướng

Thứ Hai 10/11/2014 , 08:10 (GMT+7)

Thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ, nhiều ĐBQH nhận định cần phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng và các bộ trưởng.

Vai trò lớn, làm việc nhỏ

Bàn về quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng và các bộ trưởng, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng QH cho rằng, Thủ tướng và các bộ trưởng không phải là nhà quản lý để xử lý các công việc cụ thể mà họ phải là những người hoạch định chiến lược.

Theo ông, ở nước ta, Thủ tướng và các bộ trưởng đang phải làm quá nhiều việc nên cần phải quy định rạch ròi quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng và các bộ trưởng trong Luật để họ có thể thực hiện tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình.

“Thủ tướng, các bộ trưởng, đang không khác gì người quản lý, cầm tay chỉ việc, trong khi lẽ ra người có chức năng quản lý cao nhất là các thứ trưởng”, ông Thạch nói.

Theo ĐB Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH, cần tăng cường những quy định về chế độ trách nhiệm. Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi phải làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thứ trưởng. Nếu không quy định rõ chế độ trách nhiệm của từng vị trí công tác thì phải có luật công vụ.

Ở các nước khác, khi có vụ việc dù nhỏ nhất thì chỉ vài tiếng sau sẽ truy ra trách nhiệm cụ thể ngay nhưng Việt Nam chưa làm được. Đấy chính là kẽ hở, là nguyên nhân mà hầu hết mọi quyết định đều được cấp dưới đẩy cho bộ trưởng và thậm chí là Thủ tướng giải quyết nhằm trốn tránh trách nhiệm.

Thẩm quyền Thủ tướng

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng thì rất dài nhưng lại thiếu đi những quy định quan trọng nhất về thẩm quyền Thủ tướng. 

Liên quan đến giám sát trách nhiệm của bộ trưởng, các ĐB cũng lưu ý việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) thấy đã có nghị quyết của QH về lấy phiếu tín nhiệm thì cũng nên đưa nội dung này vào luật Tổ chức Chính phủ vì liên quan đến chuyện từ chức.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) có chung quan điểm: Luật phải quy định quyền hạn của Thủ tướng đối với vấn đề cán bộ, để ông có quyền, không cảm thấy vướng, khó, ràng buộc.

Bà Tâm cho rằng công tác cán bộ vẫn là Đảng quyết định nhưng phải có thẩm quyền cho người đứng đầu. Còn mối quan ngại về sự độc đoán, chuyên quyền, trù dập cán bộ… thì đã có cơ quan Đảng cấp trên quản lý, có Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ.

"Thủ tướng thấy bộ trưởng không điều hành được thì có quyền ít ra là đề xuất đình chỉ chức vụ, nếu đình chỉ không đúng thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm. Nếu không thì không đảm bảo hiệu lực điều hành của Thủ tướng, nhất là trong tình hình hiện nay”, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề xuất.

Phân cấp trách nhiệm

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) đề nghị luật phải quy định rạch ròi về trách nhiệm của các bộ, ngành để khi phát sinh vấn đề và được ĐBQH chất vấn trách nhiệm thì bộ trưởng không chỉ dừng lại ở giải trình, mà phải rõ được trách nhiệm của bộ trưởng.

Ông còn đề nghị ngay trong Chính phủ có việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và cơ chế từ chức, không cần chờ QH.

15-01-23_nguyen-thi-quyet-tm
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm

Ở nội dung này, theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, trách nhiệm của các bộ trưởng cũng phải có sự phân cấp vì không thể tất cả việc trong ngành đều quy cho bộ trưởng.

Ông nêu ví dụ: "Dân đang bức xúc chuyện y tế, như tiêm nhầm thuốc ở một bệnh viện dưới huyện, dưới xã. Đúng là bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về quy hoạch, chiến lược, phải đề ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa, nhưng chỉ là một phần trách nhiệm, còn trách nhiệm chính là của địa phương chứ".

Phân tích sâu hơn, Phó Chủ tịch QH nói: "Người quản lý ngành chỉ đặt ra tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm các giám đốc sở, còn bổ nhiệm ai là giao hoàn toàn cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn, điều kiện thì bộ trưởng kiểm tra, đình chỉ, đề nghị...".

Xem thêm
Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.