| Hotline: 0983.970.780

Phần mở rộng Tân cảng Quy Nhơn nằm ngoài quy hoạch!

Thứ Tư 11/07/2018 , 16:01 (GMT+7)

Bộ Giao thông- Vận tải (GT- VT) chỉ thỏa thuận bổ sung quy hoạch cầu cảng container 30.000DWT vào quy hoạch cảng biển Quy Nhơn (Bình Định) với diện tích 54.263m2.

Tuy nhiên sau đó, Cty CP Tân cảng Quy Nhơn lại phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cầu cảng container lên đến 121.560m2. Như vậy, diện tích 7.000m2 xây dựng bãi sau cầu cảng là nằm ngoài quy hoạch của Bộ, thế nhưng vẫn được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận cho thuê thêm!

16-56-55_1
Tân cảng Quy Nhơn đang san lấp 7ha mặt nước nằm ngoài quy hoạch

Giữa năm 2007, cảng Quy Nhơn quá tải, lượng hàng hóa thông qua cảng ngày càng tăng, vượt công suất thiết kế, UBND tỉnh Bình Định có văn bản gửi Bộ GT- VT về chủ trương đầu tư mở rộng cầu cảng container 30.000DWT tại vị trí phía Nam cầu tàu hiện hữu với quy mô xây dựng cầu tàu dài 200m, khu vực dự kiến quy hoạch cảng với diện tích 54.263m2. UBND tỉnh cũng đề nghị Cục Hàng hải chỉ đạo tiến hành CPH cảng Quy Nhơn.

Ngày 18/12/2007, Bộ GT- VT có phản hồi, theo đó, Bộ chấp thuận bổ sung 1 cầu cảng container vào quy hoạch cảng biển Quy Nhơn, nhóm cảng số 4; đề nghị UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Cục Hàng hải, có giải pháp xử lý đối với bến cá thủy sản (cầu nhô dài 70m) để đảm bảo an toàn hàng hải thường xuyên, đặc biệt khi tàu thuyền đánh cá về tránh trú bão.

Đến đầu năm 2008, Bộ tiếp tục đồng ý cho phép cảng Quy Nhơn đầu tư xây dựng bến container và các hạng mục công trình phụ trợ bằng nguồn vốn tự huy động theo hình thức cổ phần; thống nhất quy mô xây dựng cầu tàu dài 200m, khu vực dự kiến quy hoạch cảng với diện tích 54.263m2. Giao Cục Hàng hải chỉ đạo cảng Quy Nhơn phối hợp với các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện dự án.

Về đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Cục Hàng hải có giải pháp xử lý đối với bến cá thủy sản (cầu tàu nhô 70m) để đảm bảo an toàn hàng hải thường xuyên, đặc biệt khi tàu thuyền đánh cá về tránh trú bão của Bộ GT- VT, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ khẳng định: “Với khoảng cách cầu tàu container và bến cá thủy sản (cầu tàu nhô dài 70m) đủ điều kiện để đảm bảo an toàn hàng hải thường xuyên, kể cá đối với tàu cá, tàu ra vào nơi tránh trú bão”.

Đầu năm 2009, Cty CP Tân cảng Quy Nhơn phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu cảng container – cảng Quy Nhơn với diện tích mặt bằng quy hoạch cảng 121.560m2. Một câu hỏi được đặt ra, theo chỉ đạo của Bộ, Cục Hàng hải phải phối hợp với các đơn vị kiểm soát việc Cảng Quy Nhơn thực hiện triển khai dự án, vậy trách nhiệm này ở đâu mà để “đẻ” ra 70.047,3m2 mặt nước phát sinh ngoài quy hoạch?

16-56-55_2
Cảng cá Quy Nhơn bị thu hẹp gây khó cho tàu cá của ngư dân hoạt động

Đến ngày 14/9/2009, UBND tỉnh Bình Định quyết định cho Cty CP Tân cảng Quy Nhơn thuê đất để xây dựng cảng container, với 121.560m2 bao gồm 51.512,7m2 đất thu hồi tại khu vực phía Tây cảng tổng hợp thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) trước đây UBND tỉnh Bình Định đã cho Cảng Quy Nhơn thuê từ năm 2001.

Theo bản đồ địa chính, khu đất xin thuê tổng diện tích 121.560m2. Trong đó, diện tích mà cảng Quy Nhơn đề nghị chuyển cho Tân cảng Quy Nhơn là 51.512,7m2 gồm đất và mặt nước, cộng diện tích xây dựng cầu cảng và diện tích Cty CP Tân cảng Quy Nhơn xin thuê mới là 70.047,3m2 mặt nước.

Như vậy, 70.047,3m2 mặt nước mà UBND tỉnh cho Cty thuê thêm là nằm ngoài quy hoạch của Bộ GT- VT. Trong khi đó, diện tích này chính là “cứu cánh” của cảng cá Quy Nhơn. Bởi nếu mất đi mặt nước ấy, luồng lạch ra vào cảng cá Quy Nhơn sẽ bị thu hẹp, tàu cá công suất lớn mà đặc biệt là tàu cá vỏ thép đóng theo NĐ 67 của ngư dân sẽ rất chật vật khi ra vào cảng cá bán sản phẩm; nhất là vào khu neo đậu tránh trú bão.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm