| Hotline: 0983.970.780

Phẫn nộ vì trẻ không được tiêm vắc xin lao

Thứ Ba 25/03/2014 , 07:35 (GMT+7)

Tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), thời gian qua nhiều trẻ em không được các y, bác sỹ ở Trạm Y tế xã Chi Khê tiêm vắc xin lao.

Dù theo quy định, loại thuốc này phải tiêm trong 1 – 2 tháng sau sinh. Trước tình trạng trên, không ít phụ huynh đã phẫn nộ khi đưa con đến rồi lại phải đưa về.

Theo phản ánh từ gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Tiến Thành, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, vừa qua, gia đình anh đưa con gái hơn 1 tháng tuổi đến Trạm Y tế xã Chi Khê tiêm phòng mũi lao, nhưng được thông báo, loại vắc xin này đã hết và hẹn vào dịp sau.

Trước tình trạng không có vắc xin lao hiện nay, khi đặt câu hỏi với các nhân viên y tế bao giờ mới có những loại vắc xin trên, thì câu trả lời mà chúng tôi nhận được là: “Chưa biết bao giờ mới có”.

Rất nhiều gia đình khi đến Trạm Y tế xã Chi Khê với mục đích như anh Tuấn, cũng đều phải ra về trong thất vọng vì vắc xin đã hết hoàn toàn. Một vấn đề nữa khiến người dân hết sức hoang mang, đó là việc hết vắc xin không tiêm chủng cho các bé dẫn đến tình trạng dễ xảy ra dịch bệnh khi bé không được tiêm phòng đúng thời hạn.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi về những trường hợp không được tiêm chủng phòng chống lao, BS. Hà Huy Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã phân trần, trong thời gian vừa qua, các em bé không được tiêm phòng vắc xin lao là do trạm y tế xã hết bơm kim tiêm phòng chống lao. Mặc dù trạm đã đề nghị ngành y tế dự phòng huyện cung cấp thêm bơm kim tiêm mũi lao nhưng đến giờ vẫn không có.

Khi chúng tôi đưa ra dẫn chứng vì sao ở các trạm y tế xã khác trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng này, thì BS. Lan lại đổ lỗi vì mới về nhận công tác ở Trạm Y tế xã Chi Khê nên chưa nắm rõ số lượng vắc xin của trạm còn bao nhiêu.

Liên quan đến vụ việc trên, chúng tôi trực tiếp làm việc với BS. La Văn Liệu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Con Cuông thì được lý giải: “Ngành y tế huyện thường xuyên phân công cán bộ về cơ sở kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng. Tôi khẳng định, trên địa bàn huyện Con Cuông không có chuyện ở các trạm y tế xã không có vắc xin lao. Bởi các đợt Trung tâm nhận về đều cấp đầy đủ cho các trạm xã".

Tuy nhiên, khi chúng tôi dẫn chứng những trường hợp ở xã Chi Khê không được tiêm chủng lao theo quy định, thì BS. Liệu lại cho rằng, việc xã Chi Khê để xảy ra tình trạng không có vắc xin lao tiêm cho các cháu là do lỗi ở trạm xã đó, vì trong đợt 2 của 2013, Trung tâm đã cấp cho trạm y tế xã Chi Khê 140 bơm kim tiêm vắc xin lao trên 120 cháu, số bơm tiêm này không chỉ đủ mà còn dôi dư trong quá trình tiêm cho các cháu trong tháng 1 và tháng 2 của năm 2014.

Nếu theo cách trả lời của người đứng đầu Trung tâm Y tế dự phòng huyện Con Cuông thì có thể khẳng định Trạm y tế xã Chi Khê làm việc tắc trách. Cũng theo BS. Liễu nhận định: "Do trạm y tế xã làm hư hỏng, thất thoát số vắc xin lao trong quá trình tiêm chủng vượt quá mức dư thừa số bơm kim tiêm mà Trung tâm cấp phát, hoặc không nắm cụ thể số lượng vắcxin còn bao nhiêu để báo cáo lên Trung tâm nên khi các bà mẹ đưa cháu đến tiêm chủng thì mới phát hiện trạm không còn vắcxin nữa.

Đây là việc làm thiếu trách nhiệm của cán bộ Trạm Y tế xã Chi Khê nên mới để xảy ra tình trạng các cháu đồng loạt không được tiêm mũi lao trong tháng 2 vừa qua. Chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay tình trạng này".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm