| Hotline: 0983.970.780

Phập phồng nỗi lo mùa lũ

Thứ Năm 04/09/2008 , 10:37 (GMT+7)

Theo Chi cục PCLB-QLĐĐ tỉnh, có khoảng 20km đê Đông bị xuống cấp, có nguy cơ sạt lở và vỡ đê,...

Một đoạn đê Đông bị sạt lở nghiêm trọng

Trước mùa mưa lũ năm nay, Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều Bình Định đã tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt cho tuyến đê Khu Đông xung yếu này nhưng không phải là đã hết nỗi lo. 

Đê Khu Đông là một trong những hệ thống đê xung yếu của tỉnh Bình Định, có chiều dài gần 50km, chạy dọc theo đầm Thị Nại, qua 11 xã, phường thuộc huyện Tuy Phước, Phù Cát và TP Quy Nhơn, kéo dài từ phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) đến xã Cát Chánh (Phù Cát). Trên toàn hệ thống đê Đông có 56 công trình kiên cố và bán kiên cố với 23 tràn xả lũ, phân lũ và 34 cống tiêu qua đê. Hệ thống đê Đông có vai trò quan trọng trong việc ngăn, thoát lũ, bảo vệ an toàn cho hơn 200 ngàn dân sinh sống ở dọc khu Đông các huyện Tuy Phước, Phù Cát và TP Quy Nhơn.

Theo Chi cục PCLB-QLĐĐ tỉnh, trước mùa mưa lũ năm nay, có khoảng 20km đê Đông bị xuống cấp, có nguy cơ sạt lở và vỡ đê, rất nguy hiểm nếu xảy ra mưa lũ lớn. Đáng lưu ý là các đoạn đê đi qua địa bàn xã Cát Chánh (Phù Cát), Phước Hòa (Tuy Phước) và Nhơn Hội (TP Quy Nhơn)…

Theo ông Nguyễn Đình Chi - Chi cục trưởng Chi cục PCLB-QLĐĐ tỉnh Bình Định: "Hầu hết các đoạn đê bị xuống cấp là do trước đây người dân địa phương tự đắp với các vật liệu thô sơ nhằm chống úng cục bộ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Lẽ ra, các đoạn đê này phải được đầu tư nâng cấp từ lâu để phòng chống lũ, nhưng vì kinh phí quá hạn hẹp nên chỉ được gia cố, nâng cấp tạm”.

Ông Chi cho biết thêm, trong số các đoạn đê bị xuống cấp thì tuyến đê Huỳnh Giản thuộc xã Phước Hòa (Tuy Phước) là đáng ngại nhất. Đê Huỳnh Giản có chiều dài gần 10 km, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, bảo vệ cho 550 hộ gia đình với 3.400 nhân khẩu, cùng với 330 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp. Trong năm 2007, do nước lũ xuống quá lớn đã làm cho tuyến đê này bị vỡ đứt nhiều đoạn. Và cho đến nay, do thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nên cứ qua mỗi mùa mưa lũ tuyến đê lại bị sạt lở nặng hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Xuân - Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, cho biết: “Trong mùa mưa lũ năm 2007 toàn tuyến đê có trên chục điểm bị sạt lở, vỡ đứt với tổng chiều dài khoảng 3 km".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất