| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 06/07/2017 , 06:20 (GMT+7)

06:20 - 06/07/2017

Phạt cho tồn tại, mãi mãi không trị được công trình vi phạm!

Ngày 5/7, tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội, đại biểu Vũ Ngọc Anh cho biết, theo khảo sát và theo số liệu của đại biểu, đã có 985 công trình xây dựng vi phạm có hồ sơ đã được chuyển đến các cấp chính quyền.

16-50-59_pht_cho_ton_ti_de_ton_ti_mi
Một số công trình xây dựng vi phạm vẫn được xây mới

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng không chỉ diễn ra ở các khu nhà ở, hộ gia đình mà xảy ra ở cả các khu đô thị đã được phê duyệt tỷ lệ 1/500, chuyển đổi công năng phụ trợ thành nhà ở, và việc biến tướng sau dồn điền đổi thửa, các lô biệt thự, khu trang trại sinh thái mọc lên sau dồn điền đổi thửa…

Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương cho biết, đối với 18 công trình vi phạm Công an TP nhận được hồ sơ đề nghị xử lý, hiện đang được điều tra, củng cố chứng cứ, hồ sơ theo đúng quy trình, luật định. Trong đó, đáng chú ý là sang tuần sẽ khởi tố đối với vi phạm của Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên về hành vi trốn thuế, vi phạm quản lý về nhà ở tại 12 dự án triển khai trên địa bàn TP Hà Nội.

Kỳ họp thứ 3 trước đó cũng đã có phóng sự minh chứng rõ việc một số tòa nhà chung cư xây dựng sai so với giấy phép. Và cơ quan cảnh sát điều tra cũng được chuyển một số vụ việc nghiêm trọng của một số tổ chức trên địa bàn.

Vậy thì tại sao hiện nay lại có đến 985 công trình xây dựng vi phạm chỉ riêng của TP Hà Nội, có hồ sơ đã được chuyển đến các cấp chính quyền? Câu trả lời là, chủ yếu do việc hợp thức hóa sai phạm. Vì đã có rất nhiều công trình lớn xây dựng không phép, sai phép, nhưng thay vì bị đập, bị cưỡng chế trả lại hiện trạng ban đầu, thì lại được hợp thức hóa các sai phạm và cho tồn tại.

Căn nguyên có lẽ là ở Thông tư số 02/2014/TT-BXD, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, do Bộ Xây dựng ban hành ngày 12/2/2014, với nội dung một số những công trình xây dựng không phép, sai phép, trong một số trường hợp sẽ vẫn được tồn tại hợp pháp, nếu chủ đầu tư chịu đóng tiền phạt.

Điểm mấu chốt ở thông tư này là đã phân ra các loại sai phạm khác nhau để xử lý khác nhau, trong đó có những trường hợp được xem xét nộp phạt cho tồn tại. Việc xác định mức độ vi phạm là “điểm mờ” trong thông tư. Và điều này rất khó được quy định rõ ràng, cụ thể. Vì “lằn ranh” giữa các mức độ vi phạm như thế nào thì hiện đang lờ mờ, và nếu như thế thì tất cả sẽ được cho tồn tại và sẽ tạo ra sự không minh bạch, là cơ hội cho tham nhũng. Bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” chỉ là 40-50% giá trị công trình sai phép, thì người sai phạm vẫn được lợi. Và “người có thẩm quyền ký quyết định “phạt rồi cho tồn tại”, sẽ nhận được quà to (!?).

Dưới góc độ pháp lý, Thông tư 02 là văn bản pháp quy, thể hiện việc sau một thời gian dài các cấp quản lý đã buông lỏng hoặc tiếp tay cho sai phạm, thì đến nay phải thỏa hiệp.

Bình luận mới nhất