| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện cây gỗ nghiến ngàn tuổi tại Cao Bằng

Thứ Năm 15/07/2010 , 19:55 (GMT+7)

Đây là cây gỗ nghiến vào loại cổ thụ nhất Việt Nam, gần 1.000 tuổi, mọc ở ven đường.

Đoàn khảo sát do ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường tỉnh Cao Bằng dẫn đầu đã phát hiện cây gỗ nghiến vào loại cổ thụ nhất Việt Nam, gần 1.000 tuổi, mọc ở ven đường mới mở vào bản Lũng Tủng, xã Kim Loan, huyện Hạ Lang (Cao Bằng).

Cây có chiều cao khoảng 50m, đường kính thân gần 2,5m (6 người ôm không xuể).

Hoạt động khảo sát này nhằm hưởng ứng sự kiện Bảo tồn cây Di sản do Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam khởi xướng, nhằm tôn vinh những cây cổ thụ có giá trị về khoa học, cảnh quan, môi trường, văn hóa, góp phần bảo vệ các nguồn gen thực vật tiêu biểu của Việt Nam.

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng gọi cây gỗ nghiến là "Co mạy diển" và cho biết, rừng có núi đá vôi ở địa phương mọc rất nhiều loại cây này và chúng xanh tốt quanh năm. Cả 12 huyện, thị xã của tỉnh Cao Bằng đều có cây gỗ nghiến. Đặc biệt, ở các huyện Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Quảng Uyên, Trà Lĩnh..., cây nghiến mọc dày đặc thành rừng, có nơi rộng hàng chục ha.

Tại huyện Hạ Lang cách thị xã Cao Bằng 72km có rất nhiều cây gỗ nghiến cổ thụ. Một trong những cây nghiến tiêu biểu, đại diện cho những cây sống lâu năm nhất ở tỉnh là cây nghiến gần 1.000 tuổi này.

Việc kết luận chính xác tuổi của cây nghiến Lũng Tủng là bao nhiêu năm cần phải có những khảo nghiệm kỹ của các nhà khoa học. Nhưng có thể khẳng định, tới giai đoạn hiện nay nó là một trong những cây nghiến cổ thụ bậc nhất ở Việt Nam.

So với cây nghiến mọc bên cạnh mộ Liệt sĩ Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) hy sinh năm 1944 ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng đã có tuổi trên 100 năm (hiện có đường kính thân 45cm), thì “cụ nghiến Lũng Tủng”có đường kính thân tới 2,5m.

Theo ông Nông Văn Cầu, Chủ tịch xã Kim Loan, nguyên nhân để cây nghiến này không bị xâm hại và gần như sống trường tồn cùng thời gian, vì nó mọc ở khu vực "Đông Sấn" (khu rừng thiêng). Đồng bào trong vùng cho rằng các cây cổ thụ mọc ở "Đông Sấn đều có linh hồn, ai chặt hạ sẽ bị thần rừng trừng phạt."

Ở khu vực miền Đông của tỉnh Cao Bằng hiện còn khá nhiều “rừng thiêng,” trong đó đang lưu giữ rất nhiều nguồn gen quý hiếm (kể cả rừng nghiến cổ thụ).

Đây là kết quả bảo tồn rừng nhờ một tập tục mang màu sắc tâm linh của đồng bào Tày, Nùng ở đây. Nó thể hiện cách ứng xử rất bình đẳng và văn minh giữa con người với thiên nhiên môi trường, đáng để chúng ta trân trọng.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm