| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện khuẩn tả trong rau, nước mặt

Thứ Tư 20/05/2009 , 13:57 (GMT+7)

Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đang lan rộng tại nhiều địa phương, dịch cúm A H1N1 diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới.

* Chính thức xác nhận bệnh nhân tử vong đầu tiên do nhiễm khuẩn tả

Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm đang quá tải vì  bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện tăng mạnh

Hôm qua, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đang lan rộng tại nhiều địa phương, dịch cúm A H1N1 diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga cho biết, đến chiều 19/5, đã xác nhận 13 tỉnh, TP có bệnh nhân tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả. 2 tỉnh mới có bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm dương tính với khuẩn tả là Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng báo cáo có bệnh nhân nghi ngờ nhưng chưa có kết quả xét nghiệm là Nghệ An và Yên Bái. Như vậy, tính từ ngày 20/4 đến 18/5, cả nước đã ghi nhận 53 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 13 tỉnh, TP.

Hôm qua, Bộ Y tế cũng chính thức xác nhận trường hợp tử vong ở Ninh Bình bị nhiễm khuẩn tả. Theo điều tra hồi cứu của Cục Y tế dự phòng và Môi trường, bệnh nhân đã tử vong là nam giới, 50 tuổi ở xóm 7, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, khoảng 3 giờ ngày 12/5/2009 bệnh nhân bị đau bụng và tiêu chảy nhưng ở nhà không điều trị gì. 16 giờ ngày 12/5, khi chuyển vào BV huyện Kim Sơn thì bệnh nhân đã trong tình trạng suy kiệt, mất nước nặng và tử vong vào 19 giờ 40 phút cùng ngày. Kết quả xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả.

Theo ông Nga, đến nay, qua điều tra vẫn chưa xác định bệnh nhân đã ăn những gì, nguồn lây nhiễm từ đâu. Tuy nhiên qua hỏi hàng xóm thì được biết người đàn ông này không đi đâu xa, chỉ ở nhà.

Tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, số bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viên tiếp tục tăng mạnh. Do không đủ giường bệnh, nên 2-3 bệnh nhân phải nằm ghép trong một gường. Tính đến hết ngày 19/5, tại Viện này có tổng số 267 ca tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó 161 ca dương tính với phẩy khuẩn tả. Trong tổng số bệnh nhân nhiễm tả thì có 20 ca bị trụy mạch, 7 ca suy thận, 1 ca tiêu chảy cấp có nhồi máu cơ tim, 1 ca tiêu chảy cấp cùng với suy tim, suy thận.

Cục Y tế dự phòng và Môi trường nhận định, việc 13 tỉnh thành có bệnh nhân dương tính với tả, có thể không phải do sự lây lan rộng giữa địa phương với nhau. Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đặt giả thiết, đó là do điều kiện khí hậu, mội trường nóng ẩm khiến phẩy khuẩn tả đang từ trạng thái lành tính phát triển thành có độc lực cao gây bệnh. Do vậy, người dân cần ý thức vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng nhiễm khuẩn tả.

Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, vi khuẩn tả V.Cholerae O1, Ogawa là loại khuẩn tả lây lan nhanh, có độc tính cao có thể gây tử vong và lây lan mạnh ra cộng đồng. Nếu không thực hiện đúng khuyến cáo phòng bệnh, nguy cơ mắc bệnh rất cao và có thể nguy hiểm tính mạng.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nêu rõ, hiện một số địa phương đã phát hiện phẩy khuẩn tả trong nước bề mặt, trong rau, một số thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh; sự giao lưu qua lại giữa các khu vực; thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây ngập lụt; sẽ tạo điều kiện cho việc phát tán mầm bệnh. Do đó, trong thời gian tới có thể sẽ ghi nhận thêm một số tỉnh có trường hợp mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả phát tán rải rác. Tới đây, Bộ Y tế sẽ tăng cường công tác kiểm soát đảm bảo VSATTP.

5 hành khách đi cùng chuyến bay với người Mỹ gốc Việt nhiễm cúm A/H1N1 đã nhập cảnh VN

* WHO sẽ nâng lên mức độ 6?

Bệnh nhân là chị Lê Thị Bích, SN 1986, đang được điều trị tại bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc. Bệnh nhân này di chuyển từ Seatle, Mỹ về VN, quá cảnh tại sân bay quốc tế Incheon, Seoul, Hàn Quốc. Đáng lo ngại là, 5 hành khách ngồi gần bệnh nhân này trên máy bay, đã nhập cảnh vào VN qua sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM. Trong đó, một người đã di chuyển về Vĩnh Long, một về Phú Yên và ba trường hợp còn lại ở tại TP HCM.

Trong số năm hành khách này, một người ở Hàn Quốc, bốn người còn lại là Việt kiều Mỹ. BCĐ phòng chống dịch cúm A/H1N1 hiện đã nắm được tên tuổi, số hộ chiếu, nơi cư trú của 5 hành khách này và báo cho y tế cơ sở để theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý ngay nếu họ có biểu hiện nghi ngờ nhiễm cúm A/H1N1.

Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, UNBD các tỉnh, TP khẩn trương xây dựng và hoàn thiện kế hoạch đáp ứng với đại dịch trong tình huống đại dịch xâm nhập vào VN. Bộ này chũng cho biết, có thể WHO sẽ nâng mức độ cảnh báo lên mức độ 6, mức độ cao nhất cảnh báo đại dịch.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm