| Hotline: 0983.970.780

Phát huy 'Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới'

Thứ Hai 29/05/2017 , 13:20 (GMT+7)

Ngày 19/5/2016, “Mộc bản Trường học Phúc Giang” (Hà Tĩnh) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì những giá trị đặc biệt và tầm ảnh hưởng lớn.

Mộc bản duy nhất về giáo dục

“Mộc bản Trường học Phúc Giang” là tư liệu quan trọng của nền giáo dục Nho học, góp phần to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Đây cũng là tài liệu gốc minh chứng cho hoạt động giáo dục và văn hóa của dòng họ khoa bảng Nguyễn Huy làng Trường Lưu (nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc) nổi tiếng hiếu học của cả nước. Bản thân mỗi bản khắc là một cổ vật quý hiếm, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

15-10-50_img_4309
Mộc bản Trường học Phúc Giang

Khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam, hiện còn 383 bản, được làm từ gỗ cây thị quý hiếm lâu năm, kích thước dài 25-30cm, rộng 15-18cm, dày 1-2cm. Mộc bản được khắc tinh xảo, nét chữ đẹp, với nhiều dạng chữ như: Lệ thư, thảo thư, giản tự, cổ tự…

Phần lớn mộc bản khắc hai mặt là nội dung sách, số ít khắc một mặt là tên sách, tờ đầu, tờ cuối và lời tựa sách. Nội dung mộc bản gồm các quyển sách kinh điển của Nho giáo như “Tính lý đại toàn”, “Ngũ kinh đại toàn” dạng rút gọn và quyển sách “Thư viện quy lệ” (Quy chế của Trường Phúc Giang).

Ông Nguyễn Trí Sơn - Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết: Mộc bản gắn liền với Trường Lưu học hiệu, Phúc Giang thư viện và các danh nhân của họ Nguyễn Huy, nơi đã đào tạo được trên 30 tiến sĩ và hàng ngàn hương cống, cử nhân. Nhiều người trong số họ về sau là các quan lại cao cấp, các nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng.
 

Bảo tồn và phát huy di sản mộc bản

Trong ký ức của hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy, trước đây mộc bản có đến hàng ngàn bản, được bảo quản và cất giữ ở nhà thờ đại tôn dòng họ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mộc bản đã bị mai một, hư hỏng mất mát với số lượng quá nhiều. Thậm chí, theo lời kể của ông Nguyễn Huy Ninh, nguyên cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội, hậu duệ đời thứ 17, có thời điểm do thời tiết giá rét, người dân đã phải mang mộc bản ra đốt lửa sưởi ấm. May mắn thay bộ mộc bản duy nhất còn sót lại là được cất giữ kỹ lưỡng trong nhà thờ đại tôn ít người biết.

15-10-50_img_4312
Ảnh: Kiều Mai Sơn

Theo ông Nguyễn Trí Sơn, hiện tại, việc bảo quản mộc bản Phúc Giang vẫn thuộc về dòng họ Nguyễn Huy, Bảo tàng Hà Tĩnh chỉ tham gia giúp đỡ bằng cách lắp hệ thống camera để theo dõi. Khi nào cần xử lý vệ sinh mộc bản thì bảo tàng sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

“Chúng tôi vẫn phải bảo quản theo cách truyền thống là cất giữ tài liệu trong nhà gỗ gia đình ở song thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến độ cong vênh của gỗ. Đồng thời còn phải kể đến yếu tố thời gian cũng tác động đến gây hư hại mà phương pháp bảo quản như phòng đặc chủng chưa có nên đành phải chấp nhận. Bên cạnh đó, theo quy định của UNESCO cần phải phổ biến rộng rãi cho công chúng; mà người xem muốn xem tận mắt bản gốc chứ không phải bản sao”, ông Nguyễn Trí Sơn nói.

Trước đây, việc duy tu bảo dưỡng dòng họ phải nhờ Thư viện Hán Nôm ngoài Nghệ An vào giúp. Đứng trước kiệt tác tiền nhân để lại, cả thế giới hiện nay chỉ có 4 quốc gia còn có mộc bản. Trong đó duy nhất Việt Nam có mộc bản về giáo dục, ông Nguyễn Huy Ninh mong mỏi: “Di sản mộc bản trường học Phúc Giang sớm được Nhà nước đầu tư thông qua UBND tỉnh để có điều kiện kỹ thuật bảo trì bảo tồn mộc bản và phát huy rộng rãi đến nhân dân cả nước và thế giới”.

15-10-50_moc-bn-1
15-10-50_moc-bn-2
Mộc bản Trường học Phúc Giang đang được trưng bày
Từ ngày 23/5, tại Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tổ chức trưng bày “Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới”. Trưng bày sẽ kéo dài đến hết ngày 30/5/2017 để phục vụ người công chúng Thủ đô gần 100 hiện vật, tài liệu gồm: Sách, ảnh, bản dịch nghĩa, các mô hình tái hiện mộc bản bằng gỗ... tại Trường học Phúc Giang (một trường tư được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh lập tại tỉnh Hà Tĩnh vào giữa thế kỷ XVIII).

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm