| Hotline: 0983.970.780

Phát huy thế mạnh địa phương từ chương trình OCOP Bắc Hà

Thứ Ba 21/05/2019 , 13:40 (GMT+7)

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” theo Đề án của tỉnh, huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các sản phẩm OCOP địa phương.

17-05-36_cy_che_shn_huu_co_dng_mo_r_co_hoi_thot_ngheo_cho_nguoi_dn_x_bn_lien_bc_h
Cây chè Shan hữu cơ đang mở ra cơ hội thoát nghèo, làm giàu cho người dân xã vùng cao Bản Liền (Bắc Hà).

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Bắc Hà cho biết, thực hiện chủ trương “Quốc gia khởi nghiệp” nhằm thu hút sự tham gia khởi nghiệp của nông dân và cơ sở SX, tỉnh Lào Cai đã xây dựng Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030". Huyện vùng cao Bắc Hà luôn xác định đây là chương trình quan trọng, nhằm thúc đẩy phát triển SX, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM... do đó, huyện vào cuộc chỉ đạo quyết liệt.

Là cơ quan thường trực của chương trình, Phòng NN- PTNT huyện đã tham mưu cho UBND huyện một số nội dung, nhất là việc xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP phù hợp với thực tiễn địa phương. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tiến trình thực hiện và chỉ đạo 21 xã, thị trấn đăng kí các sản phẩm thế mạnh; đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết cấp ủy, chính quyền; lựa chọn các hộ, các chủ thể SX, kinh doanh chủ động xây dựng phương án, ý tưởng kinh doanh hợp lý, có triển vọng.

Hiện nay, Bắc Hà đã đôn đốc các xã, chủ DN, HTX, những “giám đốc nông dân” khẩn chương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan đến sản phẩm OCOP năm 2019. Ngay trong tháng 4/2019, đã tổ chức 1 buổi đánh giá sơ bộ, chấm điểm cho các sản phẩm OCOP của huyện. Sau đó, sẽ trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt đánh giá lần 1.

Đáng phấn khởi là đến nay, huyện cũng đã lựa chọn được một số sản phẩm chủ chốt, giàu triển vọng, đã có chủ thể quản lý. Thêm nữa, các xã, thị trấn đã xác định được các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh để đăng kí thực hiện. Đơn cử như xã Na Hối đăng kí rau an toàn; Thải Giàng Phố - gạo Tam Giao; Bản Phố- rượu ngô đặc sản…

Căn cứ tiêu chí đánh giá, những sản phẩm đạt trên 90 điểm thì có thể chứng nhận đạt tiêu chuẩn (5 sao), khi đó sẽ được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, phân phối trên thị trường và dành cho XK. Riêng với HTX chè Bản Liền (xã Bản Liền), hiện đã có tên trên bản đồ chè quốc tế, được cấp 3 chứng nhận thẩm định chất lượng từ Hoa Kì và EU. Nhiều năm nay, đã thực hiện việc XK, chỉ cung ứng một lượng nhỏ cho thị trường nội tiêu trong nước, do vậy đây sẽ là sản phẩm triển vọng.

Thêm một sản phẩm khác cũng được huyện dự kiến đưa ra làm sản phẩm OCOP tiêu biểu 2019 là “Rượu ngô đặc sản Bản Phố- Bắc Hà”, đã được cấp chứng nhận và bảo hộ nhãn hiệu, hiện do HTX Duy Phong khai thác. Theo đánh giá, HTX Duy Phong đã rất tích cực trong việc kinh doanh, phân phối sản phẩm và làm các tiêu chẩn đạt tiêu chí an toàn, như đầu tư trang thiết bị hiện đại trong việc lọc rượu, não hóa quá trình rượu từ đó cho sản phẩm rượu êm, dễ uống… nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống.

Thêm nữa, có không ít sản phẩm mang tính tập thể, của người dân SX là chính và các chủ thể quản lý, duy trì, phát triển sản phẩm còn hạn chế và chưa đủ mạnh. Đơn cử, như mận Tam Hoa, huyện hiện có trên 500ha, mỗi năm mang lại giá trị kinh tế cao ước trên 240 triệu đồng/ha. Tuy nhiên khó khăn nhất, vẫn là chưa tìm được nhà đầu tư đủ mạnh đứng ra tổ chức bao tiêu, chế biến và quán xuyến việc phát triển sản phẩm quả mận sau thu hoạch.

17-05-36_qu_dc_sn_mn_tm_ho_bc_h_dng_buoc_vo_chinh_vu_thu_hoch
Quả đặc sản mận Tam Hoa Bắc Hà đang bước vào chính vụ thu hoạch

Thêm vào đó, vùng cao Bắc Hà cũng đang sở hữu nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu địa phương, giàu lợi thế khác như bánh Chưng Đen, cốm, chạm khắc bạc, lạp sưởng…Ông Giang nhấn mạnh: “Những sản phẩm OCOP muốn “sống” được với thời gian cần xuất phát từ chính người dân, được DN đỡ đầu, từ điều kiện sẵn có của địa phương, từ nhu cầu muốn được phát triển sản phẩm để mang lại giá trị bền vững… Nếu chỉ đạo từ trên xuống thì khó có thể thành công được”.

Bắc Hà hiện đang sở hữu nhiều sản phẩm triển vọng khi triển khai chương trình OCOP, bởi qua khảo sát, có khoảng 28 sản phẩm lợi thế. Đây là các sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần.

Các sản phẩm này chia ra thành 5 nhóm, gồm nhóm thực phẩm có 12 sản phẩm; đồ uống 4; thảo dược 6; lưu niệm 2  và nhóm dịch vụ nông thôn 04 sản phẩm. Đa phần các sản phẩm trên vẫn đang ở dạng tiềm năng, quy mô cấp hộ gia đình, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong SX, tiêu thụ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm