| Hotline: 0983.970.780

Phát huy truyền thống

Thứ Năm 02/05/2013 , 11:10 (GMT+7)

Là một xã thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) nhưng Kim Lan lại bị ngăn cách bởi dòng nước sông Hồng và sông Bắc Hải.

"Xã Kim Lan muốn xây dựng NTM thì phải phát triển nghề gốm truyền thống, nhằm giải quyết bài toán lao động, tăng thu nhập cho người dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển hạ tầng cơ sở…", ông Nguyễn Đức Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Lan, cho biết.

Là một xã thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) nhưng Kim Lan lại bị ngăn cách bởi dòng nước sông Hồng và sông Bắc Hải. Muốn vào xã bằng đường bộ thì bắt buộc phải đi qua địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Với tổng diện tích tự nhiên 291,3 ha, trong đó chỉ có 8 ha là đất nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp của 1.714 hộ dân (với hơn 6000 nhân khẩu), Kim Lan gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, cơ sở vật chất thiếu thốn cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của địa phương.


Trong tương lai, Kim Lan trở thành điểm du lịch văn hoá lịch sử và mua sắm thú vị

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Trí, khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Kim Lan cũng có những thuận lợi như: Hạ tầng không gian tương đối rộng, cơ cấu kinh tế hợp lý (ngành thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất với 60%; tiếp đến là thương mại dịch vụ 31% và thấp nhất là ngành nông nghiệp với 9%); thu nhập bình quân của người dân ổn định (khoảng 20 triệu/người/năm)… Đặc biệt, xã có nghề gốm sứ truyền thống với lịch sử hình thành và phát triển hơn 10 thế kỷ. Đây là những tiền đề quan trọng để chính quyền và nhân dân xã Kim Lan xây dựng NTM.

Xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chính quyền xã Kim Lan xác định: Muốn xây dựng NTM thì phải bắt đầu từ việc phát triển nghề gốm truyền thống của địa phương, bởi làng nghề phát triển thì giao thương sẽ phát triển, mà muốn giao thương thì đường phải lớn cho ô tô đi lại…

Đến nay, toàn xã có khoảng 290 xưởng gốm với quy mô sản xuất nhỏ, giải quyết việc làm cho khoảng 5 - 8 lao động/xưởng với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Thương hiệu tập thể gốm sứ Kim Lan cũng đang được xây dựng để đông đảo mọi người biết tới.

Để nâng cao trình độ và giải quyết việt làm cho người lao động, UBND xã đã giao cho HTX phối hợp với Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội triển khai 1 lớp đào tạo nâng cao tay nghề về kỹ thuật men, màu, vẽ… với 50 người tham dự; một lớp đào tạo sơ cấp nấu ăn 50 học viên, tập huấn chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh. Hiện tại trên địa bàn xã có 1 mô hình nuôi ếch sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao, 1 mô hình VAC kết hợp lò giết mổ trâu bò theo đúng tiêu chuẩn thành phố. Thu nhập bình quân của người dân không ngừng được nâng lên, năm 2012 là 25 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Đức Trí cho biết thêm: Ở những địa phương khác, nguồn kinh phí xây dựng NTM chủ yếu là từ đấu thầu đất, nhưng vì xã Kim Lan là đất bãi nên UBND thành phố không cho phép được đấu thầu đất xen kẹt. Do đó, xã đã tổ chức triển khai kế hoạch phát động thi đua toàn dân chung sức xây dựng NTM, trong đó có nội dung quan trọng là phát động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng đường làng, ngõ xóm.

“Sau 2 năm triển khai thực hiện đề án xây dựng NTM, xã Kim Lan đã hoàn thành 13/19 tiêu chí NTM, 2 tiêu chí cơ bản đạt là giao thông và trường học, 4 tiêu chí chưa đạt là thuỷ lợi, cơ sơ vật chất văn hoá, thu nhập và chợ. Phấn đấu đến hết năm 2013 đạt 4 tiêu chí về trường học, thu nhập, chợ và giao thông”, ông Nguyễn Đức Trí.

Hiện nay, 4 thôn đã triển khai kế hoạch làm 1 đoạn đường của xóm với tổng chiều dài là 120 m, mặt cắt đường là 3,5 m, đảm bảo cho xe tải trọng 2,5 tấn có thể lưu thông. Nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho nhân dân, xã cũng đang cải tạo, nâng cấp nhà máy nước sạch công suất 2000 hộ.

Theo truyền thuyết, xã Kim Lan có lịch sử hình thành từ thời Hùng Vương thứ 18. Hiện nơi đây vẫn bảo tồn được không gian kiến trúc mang đậm đặc trưng của một ngôi làng Việt cổ với hệ thống đình, chùa, miếu mạo có niên đại hàng ngàn năm tuổi; có văn chỉ thờ Đức Khổng Tử và 72 vị Tiên Hiền… Do đó, chính quyền xã đã quy hoạch xong diện tích 60 ha để kêu gọi đầu tư xây dựng một khu du lịch văn hoá kết hợp với phát triển nghề gốm sứ. Tại đây sẽ có nhiều hạng mục quan trọng như: bến xe bus, khu nhà nghỉ dưỡng, chợ thương mại thủ công nghiệp,… để khi đặt chân tới đây, du khách có thể vừa tìm hiểu thêm về lịch sử văn hoá của Thăng Long - Hà Nội, vừa được trải nghiệm thực tế về nghề gốm với những trò chơi nặn đất, tô màu…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm