| Hotline: 0983.970.780

Phất lên cùng trái 'rồng xanh'

Thứ Hai 27/05/2019 , 19:54 (GMT+7)

Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, Long An đang tích cực triển khai...

Trong đó, các giống thanh long năng suất, chất lượng cao do Viện nghiên cứu CĂQ Miền Nam nghiên cứu và chuyển giao đã góp phần tạo nên những đổi thay cho nhiều vùng quê… 

Làng quê thay áo mới

Trởi lại vùng chuyên canh thanh long huyện Châu Thành (Long An) đến nay tuyến đường chính dẫn vào huyện được mở rộng thênh thang, rất nhiều cơ sở thu mua và sơ chế thanh long mọc lên, những chuyến “xe công” chở thanh long xuất khẩu ra vào tấp nập. Vùng đất này trước đây còn nghèo khó, giờ đã thay da đổi thịt kể từ khi cây thanh long đặt chân và “lên ngôi”.

16-12-54_nh_1_-_bi_thnh_long
Vùng chuyên canh thanh long Châu Thành, Long An. Ảnh: Minh Sáng.

Đặc biệt, do thị trường xuất khẩu trái thanh long nhiều năm qua rất tốt, giá bán cao, tiềm năng lớn, nên sự liên kết và tinh thần hợp tác sản xuất quy mô lớn, theo tiêu chuẩn cao của thị trường được nông dân nhiệt liệt hưởng ứng.

Ông Nguyễn Văn Phi, xã An Lục Long, chia sẻ: “Gia đình tôi có 0,7 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao theo quy trình VietGAP, bảo đảm VSATTP. Do vậy, thanh long của gia đình đã được DN đặt hàng bao tiêu sản phẩm thu mua xuất khẩu”.

Theo ông Phi, nhiều nhà vườn tham gia dự án được các DN hỗ trợ đầu tư bao tiêu và được Viện CĂQ miền Nam phối hợp nghiên cứu cung ứng loại giống thanh long giống tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và ít nhiễm sâu bệnh hơn.

Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, xã Long Trì, vẫn quen sản xuất thanh long theo kiểu truyền thống, không ít lần bị mất mùa và giá bán không như mong muốn. Tuy nhiên, từ khi dùng giống mới và được chọn vào dự án ƯDCNC sản xuất thanh long đã cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Ông Minh phấn khởi chia sẻ: “Khi tham gia sản xuất ƯDCNC, gia đình tôi được hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn thanh long. Năng suất vườn thanh long giống mới cũng rất tốt, ít sâu bệnh, chất lượng cao hơn nên mỗi năm gia đình thu nhập được gần 500 triệu đồng nhờ cung ứng thanh long đạt chất lượng xuất khẩu”.

Theo ông Nguyễn văn Hôn, nguyên cán bộ thị trấn Tầm Vu, từ khi thành lập dự án trồng 2.000 ha thanh long ƯDCNC, người dân ở các xã và thị trấn trong huyện Châu Thành rất phấn khởi và hưởng ứng tham gia vì họ thấy có quyền lợi thiết thực, giá thanh long trong dự án bán cao hơn so với bên ngoài.

16-12-54_nh_2_-_bi_thnh_long
16-12-54_nh_4_-_bi_thnh_long
Những vườn thanh long của huyện Châu Thành, Long An ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh đó, các đoàn thể ở địa phương còn tích cực vận động thêm nông dân ngoài HTX hay THT cũng đi vào sản xuất theo quy trình sạch; sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng; đồng thời các cơ sở và kho cũng đang đăng ký mã vạch tại Cục Quản lý đo lường chất lượng của tỉnh Long An.
 

Đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao

Theo đề án, đến năm 2020, Long An sẽ có 2.000 ha thanh long ƯDCNC, 50 hố xử lý bao bì thuốc BVTV, 16 kho lạnh với tổng sức chứa 8.000 tấn. Qua đó, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Đến nay, riêng huyện Châu Thành có trên 8.200 ha thanh long, trong đó có gần 1.500 ha ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất với 2.275 hộ tham gia. Tỉnh đã cho xây dựng 12 mô hình điểm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, có các ngành chức năng hỗ trợ chuyển giao KH-KT đến các HTX và THT.

Kết quả bước đầu của mô hình cho thấy, nông dân không còn sử dụng phân gà tươi để bón và sử dụng thuốc BVTV hợp lý trong quản lý dịch bệnh, làm quen với việc ghi chép nhật ký. Đặc biệt, mô hình tưới tiết kiệm giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động, tiết kiệm điện năng và lượng nước sử dụng, tăng hiệu quả hấp thu phân bón.

Việc ƯDCNC giúp nông dân giảm chi phí tưới nước, bón phân, thuận lợi trong việc quản lý dịch bệnh, tăng lợi nhuận; đồng thời thay đổi tập quán canh tác của nông dân, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng VietGAP, hữu cơ. Qua đó, góp phần tăng thu nhập của người dân nông thôn trên 50 triệu đồng/người/năm.

16-12-54_nh_5_-_bi_thnh_long
Nhà vườn hào hứng tham gia vào dự án sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Trương Quang An, Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu cho biết: “HTX đang tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho xã viên ứng dụng vào sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính, chúng tôi đã hướng dẫn xã viên sản xuất thanh long theo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP. Hàng năm, HTX xuất khẩu hàng chục ngàn tấn thanh long sạch với giá cao, mang lại lợi nhuận cao cho bà con xã viên”.

Chủ tịch UBND huyện Châu Thành - Nguyễn Văn Thình cũng cho biết: “Thời gian qua, huyện thực hiện nhân rộng mô hình ƯDCNC gắn với tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất thanh long. Đặc biệt, tham gia dự án, nông dân đã dần thay đổi tập quán, tư duy canh tác cũ, bắt đầu hình thành thói quen sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân vô cơ, thuốc BVTV. Trồng thanh long ƯDCNC đang là hướng đi mới, mang lại hiệu quả cao cho nông dân...

Theo Sở NN-PTNT Long An, tỉnh đang thực hiện đề án 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao trên 12 xã và 1 thị trấn đến năm 2020. Hiện nay, tỉnh đã có 1.638 ha thanh long ƯDCNC, đạt hơn 80% so với kế hoạch đề ra. Thời gian qua, tỉnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long theo hướng VietGAP, hữu cơ... Qua đó, nhiều nông dân thấy được ý nghĩa, hiệu quả của chương trình nên đã tự nguyện đăng ký tham gia và thực hiện đúng các yêu cầu của VietGAP để được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

    Tags:
Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm