| Hotline: 0983.970.780

Phát lệnh xuất lô gạo 'mở hàng' năm 2021

Thứ Tư 13/01/2021 , 06:10 (GMT+7)

Lễ xuất khẩu lô hàng gạo đầu năm 2021 của Việt Nam đi một số nước như Malaysia và Singapore, thị trường thuộc nhóm 10 nước có kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Chế biến xuất khẩu gạo tại Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An. Ảnh: HP.

Chế biến xuất khẩu gạo tại Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An. Ảnh: HP.

Hôm nay (13/1), tại Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) diễn ra lễ công bố xuất khẩu lô gạo đầu năm 2021.

Trước sự kiện này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Trong thời gian qua, Việt Nam không ngừng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Việt Nam đã ký kết, thực thi 15 Hiệp định thương mại tự do và 2 Hiệp định đang trong quá trình đàm phán.

Trong đó, các Hiệp định với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là các FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Đây là cơ hội để gắn kết sâu rộng vào thị trường toàn cầu có giá trị cao và chất lượng cao cho các sản phẩm nông sản bao gồm sản phẩm gạo.

Để triển khai đồng bộ các cam kết quốc tế trên cả nước, trong thời gian vừa qua, Bộ NN-PTNT đã dự thảo, sửa đổi và trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt một loạt các văn bản pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm lĩnh vực thương mại nông sản nói chung và sản phẩm gạo nói riêng.

Cụ thể như: Luật Trồng trọt, Nghị định 103/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, xây dựng và ban hành 3 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đối với gạo trắng, gạo thơm trắng, gạo nếp trắng.  

Lễ xuất khẩu lô hàng gạo đầu năm 2021 của Việt Nam đi một số nước như Malaysia và Singapore là hai thị trường thuộc nhóm 10 nước có kim ngạch lớn nhất trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa tích cực ngay sau khi chúng ta ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ngày 15/11/2020 bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khảo sát vụ lúa đông xuân 2020-2021 tại ĐBSCL. Ảnh: HP.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khảo sát vụ lúa đông xuân 2020-2021 tại ĐBSCL. Ảnh: HP.

Bộ NN-PTNT luôn ủng hộ các doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn.

Bộ NN-PTNT đánh giá cao những nỗ lực của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

Công ty là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, đầu tư nguồn lực, đổi mới công nghệ cao, trang thiết bị hiện đại. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, sản phẩm hữu cơ. Phát triển các sản phẩm chế biến sâu đáp ứng quy định của thị trường, khẳng định chất lượng, tạo vị thế vững chắc trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm đến phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ, nông sản sạch vừa mang giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường.

Đồng thời, cần tăng cường chế biến để tạo giá trị gia tăng, việc làm và tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan nhờ các Hiệp định tự do hóa thương mại hiện nay đối với các mặt hàng nông sản.

Doanh nghiệp cần cùng với nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu như vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đầu năm mở ra cơ hội mới

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết: Trong ngày hôm nay (13/1) tại khu sản xuất chế biến gạo xuất khẩu của Công ty Trung An sẽ đóng container  2 lô hàng đầu tiên trong năm mới 2021 khoảng 300-400 tấn xuất khẩu sang Malaysia và Singapore.

Với hai loại gạo thơm Jasmine 85 giá 680 USD/tấn và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn. Đây là số lượng gạo xuất theo hợp đồng xuất khẩu đầu năm trong tổng lượng hàng đã ký kết với khách hàng Malaysia 1.150 tấn, Singgapore 450 tấn và Đức 3.000 tấn.

Hiện nay thị trường gạo trên thế giới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi, giá chào bán tốt.  Khách hàng từ thị trường EU (châu Âu) tới đàm phán đặt hàng nhiều.

Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam đang mức cao và khó tăng hơn nữa khi đang gặp cạnh tranh với các nước cùng sản xuất xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan rất mạnh.

Trong khi đó khó khăn trở ngại hiện thời của các doanh nghiệp là chi phí vận chuyển container của các hãng vận tải tàu biển đang tăng giá lên gấp đôi ba lần. Ở vùng ĐBSCL lúa đông xuân đang chín, thu hoạch sớm chủ yếu vùng ven biển như Sóc Trăng diện tích chưa nhiều. Còn khoảng 2 tháng nữa lúa đông xuân (2020-2021) các tỉnh trong vùng vào mùa thu hoạch rộ.

Hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ trên 6 đến 7 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: LHV.

Hàng năm Việt Nam xuất khẩu từ trên 6 đến 7 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: LHV.

Trong nhiều năm qua, Công ty Trung An là một trong những doanh nghiệp theo đuổi đầu tư hình thành chuỗi giá trị lúa gạo, xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết với nông dân các HTX nông nghiệp sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn khoảng 7.000-8000 ha/vụ. Riêng năm nay Trung An đầu tư dự kiến đầu tư trên 7.000 ha.

Đáng lưu ý trong đó Công ty Trung An tham gia Dự án Công nghệ hoạt tính sinh học cao trên 1.400 ha (tại Cần Thơ 4.000 ha, Kiên Giang 1.000 ha).

Theo ông Bình, Trung An tham gia thực hiện dự án trên có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất lúa gạo theo qui trình mới nhằm loại bỏ 100% thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất và thay vào đó chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học và phân hữu cơ.

Áp dụng với phương thức sản xuất mới theo công nghệ này sản phẩm gạo Việt Nam sẽ đạt phẩm chấp an toàn thực phẩm cao hơn, đáp ứng phân khúc thị trường gạo cao cấp và người tiêu dùng quan tâm gạo sạch an toàn.

Bằng cách này, sản phẩn gạo đạt chuẩn an toàn thực phẩm đáp ứng theo yêu cầu tất cả thị trường khó tính, nhất là tiếp sau các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước, gạo Việt Nam sẽ mở ra thêm cơ hội.

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu từ trên 6 đến 7 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2020, gạo là điểm sáng trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh. Đặc biệt giá gạo liên tục tăng đã đánh dấu mức tăng lịch sử trong khoảng một thập kỷ qua. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,15 triệu tấn với giá trị ước đạt trên 3 tỷ USD, tăng 9,3% về giá trị mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất