| Hotline: 0983.970.780

Phát triển cam sành Bắc Quang

Thứ Hai 19/01/2015 , 09:54 (GMT+7)

Ngày 17/1, huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững cây cam sành và gặp mặt khách hàng tiêu thụ sản phẩm niên vụ 2014”. 

Tham dự có đại diện Sở NN-PTNT Hà Giang, Huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực cây có múi, siêu thị Fivimart...

Trong những năm qua, cây cam sành đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên trong vòng 7 năm (2005 - 2011), diện tích cam sành ở Bắc Quang đã bị suy giảm nhanh chóng (giảm 2.468 ha), tính đến cuối năm 2011 chỉ còn 1.078 ha. Từ năm 2012, thực hiện Đề án phục hồi và phát triển cam quýt của tỉnh, UBND huyện Bắc Quang đã ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn để tập trung phục hồi, phát triển cây cam sành.

Sau 3 năm phục hồi (2012 - 2014), diện tích cam quýt của huyện đã đạt 2.198 ha (tăng 1.119 ha so với năm 2011), trong đó diện tích cho thu hoạch là 1.081 ha.

Cùng với sự phát triển về diện tích, năng suất cam sành cũng tăng đáng kể, từ 68 tạ/ha (năm 2011) lên 100 tạ/ha (năm 2014). Tuy nhiên, so với các địa phương khác thì năng suất và chất lượng cam sành Bắc Quang còn thấp và không đồng đều giữa các vùng.

Tại hội thảo, các đại biểu và các hộ trồng cam đã được nghe các ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học của Trung ương, lãnh đạo siêu thị Fivimart, ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh… đóng góp cho giải pháp "Phát triển bền vững cây cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP", thị trường tiêu thụ cam sành của huyện Bắc Quang nói riêng và cam sành Hà Giang nói chung giai đoạn 2015 - 2020.

Các đại biểu đã tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm cam sành và dự lễ trao giải thưởng về chất lượng, chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm