| Hotline: 0983.970.780

Phát triển HTX trong tiến trình tái cơ cấu ngành

Thứ Hai 25/09/2017 , 07:05 (GMT+7)

Tại Hải Phòng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển HTX nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp" với sự tham dự của đại diện khuyến nông 7 tỉnh ĐBSH và tỉnh Quảng Ninh cùng hàng chục HTX tiêu biểu trên địa bàn Hải Phòng.

Hình thành nhiều mô hình liên kết mới

Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, cả nước hiện có 21 liên hiệp và 10.726 HTX nông nghiệp. Bình quân mỗi tỉnh có 170 HTX, trong đó lớn nhất là Bắc Trung Bộ 373 HTX/tỉnh, ĐBSH 327 HTX/tỉnh, Tây Nguyên 79 HTX/tỉnh và Đông Nam Bộ 62 HTX/tỉnh.

10-42-55_20170922_103859
Chủ tọa và ban cố vấn diễn đàn

Trong những năm qua, số lượng HTX ngừng hoạt động là 909, tập trung nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc. Theo thống kê, đa số các HTX hoạt động tổng hợp (62%), số HTX hoạt động chuyên ngành chỉ chiếm 38%, trong đó lĩnh vực trồng trọt lớn nhất (54%), tiếp đó là thủy sản (16,4%) và chăn nuôi (14,4%).

Điều tra của Liên minh HTX Việt Nam, doanh thu và lợi nhuận của các HTX hiện đã có những bước tiến vượt bậc và có xu hướng tăng cao, rất nhiều HTX hoạt động sau Luật HTX đã tái cơ cấu, hoạt động hiệu quả, bền vững.

Tại Hải Phòng, HTX Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thiên Hương tại thôn 9, xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên được thành lập năm 1999, sau khi chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 hoạt động có hiệu quả cao trong lĩnh vực thủy nông, vật tư nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp, cơ khí xây dựng, bán lẻ điện.

Đến nay, HTX đã có 1.100 thành viên, số vốn điều lệ đạt trên 4,6 tỷ đồng. Qua đó, mua sắm được 9 máy làm đất công suất từ 24 - 34 mã lực, 8 máy gặt đập liên hoàn Kubota, 2 máy cấy. Nhờ đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nên thu nhập của HTX Thiên Hương từ mức 3,3 triệu đồng/người/tháng năm 2013 đã tăng lên 5,8 triệu đồng/người/tháng năm 2016.

Tại Hà Nội, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ có diện tích 5ha, 26 thành viên, nhờ tập trung phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã đạt doanh thu 8 tỷ đồng/năm. Hiện sản lượng rau của HTX Chúc Sơn đạt 60 tấn/tháng, HTX đang bao tiêu cung ứng cho 3 bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội là Bệnh viện Bạch Mai, BV Hữu Nghị, BV Nội tiết Trung ương và một số doanh nghiệp của Nhật Bản.

Cũng hoạt động trong lĩnh vực rau an toàn, HTX Rau an toàn Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) được thành lập năm 2014 với 50 thành viên, hiện là đối tác lớn cung cấp rau cho hệ thống siêu thị Vinmart của Tập đoàn VinGroup. Các sản phẩm của HTX đưa ra thị trường đều có logo, bao bì, đăng ký mã vạch cho từng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.
 

Thiếu thủ lĩnh và sự tự nguyện

Theo chia sẻ của các đại biểu tham dự diễn đàn, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng ghi nhận khi Luật HTX mới ra đời, nhưng nhìn chung khó khăn và thách thức với những HTX kiểu mới vẫn còn rất lớn. Theo đó, đa số các HTX vẫn hình thành theo quy định hành chính, áp đặt chỉ định lãnh đạo mà không xuất phát từ thực tế sản xuất cũng như ý nguyện của mỗi thành viên nên hoạt động rời rạc, kém hiệu quả.

HTX Nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng, một điển hình của Hải Phòng

Một vấn đề nan giải mà hầu hết các HTX đang gặp phải song chưa tìm ra được định hướng đó là thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong khi tài sản gần như không có gì. Bên cạnh đó, trình độ quản lý chuyên môn của lãnh đạo, cán bộ HTX rất hạn chế vì đa phần đều là nông dân...

Các đại biểu kiến nghị các cấp ngành địa phương khi thành lập HTX phải trên tinh thần dân chủ tự nguyện tham gia của các hội viên vì có cùng nhu cầu cũng như lợi ích, tránh bằng các biện pháp hành chính. Đặc biệt, nhất thiết phải bầu được một người lãnh đạo HTX đủ nặng lực, chuyên môn, đạo đức và có uy tín cao...

Điển hình cho câu chuyện này là HTX Nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng, xã Lập Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, anh Nguyễn Đức Văn đứng ra tập hợp các hộ thành lập HTX trên tinh thần tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Hiện HTX này đã lớn mạnh giúp tiết kiệm cho các xã viên hàng tỷ đồng chi phí đầu vào, thu hút được thêm nhiều hộ tự nguyên đăng ký gia nhập.

10-42-55_20170922_084716

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Văn Khởi (ảnh), Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, việc tổ chức sản xuất tập trung theo mô hình HTX là điều tất yếu của quá trình phát triển, đặc biệt là sản xuất theo mô hình hàng hóa và kinh tế thị trường. Bởi chỉ có liên kết thù từng hộ cá thể mới đủ số lượng, quy mô, chất lượng, sức mạnh, vị thế để ký kết hợp đồng cũng như đàm phán với các đơn hàng lớn và đặc biệt là duy trì được sự phát triển ổn định, bền vững.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm