| Hotline: 0983.970.780

Phát triển Khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên

Thứ Ba 23/03/2021 , 13:54 (GMT+7)

Trong tương lai, kinh tế biển sẽ là trọng tâm để Việt Nam phát triển, các thành phố ven biển nói chung và TP. Uông Bí nói riêng đứng trước vận hội chưa từng có.

Thành phố Uông Bí tương lai với nền kinh tế trọng điểm ven biển với sự phát triển của Sông Uông.

Thành phố Uông Bí tương lai với nền kinh tế trọng điểm ven biển với sự phát triển của Sông Uông.

Vùng kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng và miền Bắc sẽ tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp. Đây sẽ là mũi nhọn trọng điểm thu hút hàng tỷ đô la của các “đại bàng” kinh tế trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ để phát triển giao thương, sản xuất.

Năm 2021 đánh đấu 10 năm Uông Bí chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Địa phương đang nỗ lực triển khai một loạt chủ trương, dự án nhằm đa dạng hóa hình thức phát triển kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và khu vực.

Dự kiến triển khai từ 2020 – 2035, Khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên sẽ hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng sông Hồng.

Được biết, khu kinh tế có tổng diện tích 13.303ha và được quy hoạch làm 2 phân khu chính gồm khu phức hợp đô thị, công nghiệp công nghệ cao có diện tích 6.403 ha thuộc 5 phường của thành phố Uông Bí  (bao gồm Quang Trung, Trưng Vương, Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh) và 8 phường, xã của thị xã Quảng Yên; khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm nhà Mạc diện tích 6.899ha.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển thành phố Uông Bí nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như: Vân Đồn, Đình Vũ, Cát Hải, Thái Bình.

Thực hiện định hướng mũi nhọn phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ của toàn tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã kết nối hạ tầng với khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên qua tuyến đường ven sông nối từ cao tốc Hạ Long đến thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí.

Dự án đường ven sông này có tổng chiều dài 26,5 km với thiết kế 10 làn xe, điểm đầu tại Km 4+800 tỉnh lộ 338, đấu nối vào tuyến đường KCN Sông Khoai đang được đầu tư, điểm cuối giao cắt với QL18 tại Km 59+700, đi qua các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều.

Trong giai đoạn 2, quy mô đường 6 làn xe, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 4.500 tỷ đồng. Hiện giai đoạn I của dự án có chiều dài 4,2 km từ nút giao khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến KCN Sông Khoai đang được triển khai thực hiện.

Dự án là một bước cụ thể hóa chủ trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh, tạo kết nối, thu hút đầu tư và phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương phía tây tỉnh Quảng Ninh.

Với những dự án trên, Uông Bí kỳ vọng khẳng định vị thế là một trong những trung tâm kinh tế - du lịch - di sản không chỉ của Quảng Ninh mà còn của cả trục kinh tế Bắc - Đông Bắc.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm