| Hotline: 0983.970.780

Phát triển lúa lai là tất yếu

Thứ Ba 18/09/2012 , 09:50 (GMT+7)

So với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm 12-15%, tuy nhiên lúa lai đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc...

Theo Cục Trồng trọt, diện tích lúa lai thương phẩm ở nước ta tăng liên tục, từ 100 ha (1991) lên 600.000 ha (2003), 710.000 ha (2009) và trở thành quốc gia có diện tích lúa lai lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ. Năm 2011 diện tích lúa lai giảm nhưng vẫn đạt 595.000 ha.

Năng suất tăng nhanh

So với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm 12-15%, tuy nhiên lúa lai đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc với diện tích chiếm 32-33% vụ ĐX và 17-20% vụ HT, mùa; đặc biệt là ở trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ. Các tỉnh phía Bắc có diện tích lúa lai lớn vụ ĐX là Thanh Hóa 57-60% diện tích, Nghệ An 72-73%, Lào Cai 80%, Tuyên Quang 60-70%, Yên Bái 60-65%, Phú Thọ 50%.

Hiện nay, lúa lai đang được mở rộng vào Nam Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL, chủ yếu vụ ĐX. Vụ ĐX 2010 diện tích lúa lai tại Nam Trung bộ là 14.600 ha (8,4%), Tây Nguyên 4.400 ha (6%), ĐBSCL 6000 ha (0,3%). Tỉnh có diện tích lúa lai lớn là Quảng Nam 12-16%, Bình Định 7-15%, Đắk Lắk 6-14%, Đắk Nông 30-45%, Cà Mau 10%.

Tổng kết nhiều năm cho thấy năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần từ 10-20% trong cùng điều kiện canh tác. Năng suất trung bình đạt 6,5 tấn/ha (lúa thuần 5,27 tấn/ha). Nhiều diện tích lúa lai đạt 9-10 tấn/ha, nơi cao nhất đã đạt 11-14 tấn/ha.

Nhiều tỉnh có diện tích lúa lai cao đều là tỉnh có năng suất lúa tăng nhanh. Đặc biệt Nghệ An, Thanh Hoá nhờ đưa mạnh lúa lai, năng suất lúa năm 2004 so với năm 1992 đã tăng gần 2 lần, góp phần đưa bình quân lương thực đầu người của Thanh Hoá đạt 420 kg/người và Nghệ An 360 kg/người.


Lúa lai góp phần tăng sản lượng lương thực, xóa đói giảm nghèo

Bộ giống đa dạng

Từ 2002 đến nay đã có 64 giống lúa lai được công nhận chính thức, trong đó có 18 giống do các đơn vị trong nước chọn tạo: VL20, VL24, TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH7-2, HYT83, HYT100, HYT102, HYT103, HC1, Nam ưu 603, Nam ưu 604, Thanh ưu 3, CT16, LC25, LC212, Bắc ưu 903KBL... 46 giống còn lại của trên 30 Cty nước ngoài đang hoạt động tại VN, trong đó chủ yếu là các Cty Trung Quốc như Nhị ưu 838, D.ưu 527, Nhị ưu 63, Khải Phong số 1, Q ưu số 1, Thục Hưng 6, CNR36, Nhị ưu 86B, N.ưu 69, Nhị ưu số 7, Nghi hương 2308, Phú ưu số 1, Phú ưu số 4, D ưu 725, D ưu 6511, Nhị ưu 986....

Hầu hết các giống lúa lai có thể gieo trồng thích hợp và cho năng suất cao vụ ĐX; đối với vụ mùa sớm, HT các giống lúa lai thích hợp cho các tỉnh phía Bắc và Nam Trung bộ với ưu điểm TGST ngắn (90-100 ngày), năng suất cao, ít bị nhiễm bạc lá, phù hợp trong cơ cấu xuân muộn, mùa sớm, cây vụ đông như: TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL24, HC1, HYT102, HYT103,... (giống chọn tạo trong nước), Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49, Q ưu số 1, Q ưu số 6.... (giống nhập nội).

Trà mùa trung trên đất vàn thấp, trũng 2 vụ lúa: Các tổ hợp lúa lai 3 dòng phản ứng ánh sáng như Bắc ưu 253, Bắc ưu 903, Bắc ưu 64 đã phát huy được hiệu quả trên chân đất vàn trũng 2 vụ lúa ở các tỉnh phía Bắc (năng suất gấp 2 lần so với các giống Mộc tuyền, Bao thai...). Hiện nay, một số tổ hợp lúa lai kháng bạc lá (Bác ưu 903 KBL, Bác ưu 025, BTE-1, Hoa ưu 108) đang được mở rộng vào SX thay thế dần các tổ hợp lai cũ nhiễm nặng bệnh bạc lá.

Về SX hạt giống lúa lai trong nước, đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ duy trì dòng bố mẹ và SX hạt lai F1 của 19 tổ hợp lúa lai được chọn tạo trong nước và nhập nội, với năng suất nhân dòng A/B đạt khoảng 1-1,5 tấn/ha, nhân dòng TGMS đạt 1,5-3,0 tấn/ha; SX hạt giống lúa lai F1 có thể đạt năng suất 2-4 tấn/ha tùy điều kiện thời tiết và vùng SX.

Đã xác định được 1 số vùng SX hạt bố mẹ và hạt lai F1 ở Lào Cai, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Nam Định, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La... Đã phê duyệt 4 dự án xây dựng vùng SX hạt giống lúa lai thuộc chương trình giống tại Lào Cai, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thanh Hóa.

Diện tích SX hạt lai F1 tăng trên 1.000 ha từ năm 2001-2004, làm cho tỷ lệ sử dụng hạt lai F1 SX trong nước tăng trên 20%, năm 2002 đạt cao nhất là 30,28%, nhưng sau đó lại giảm vì chất lượng hạt giống SX trong nước không bằng hạt nhập nội, năng suất SX hạt F1 không cao vì thời tiết biến đổi thất thường.

Nhu cầu lượng hạt giống F1 cho SX mỗi năm cần khoảng 15.000-18.000 tấn/năm, tự SX hạt lai trong nước mới đạt 4.000-5.000 tấn, đáp ứng được khoảng 25%, số còn lại phải nhập nội khoảng trên 12.000-13.000 tấn/năm nên nhu cầu hạt giống lúa lai vẫn lớn.

Tồn tại, hạn chế

Lúa lai thương phẩm không ổn định và đang có xu hướng giảm tại một số địa phương. Do thiếu giống lúa lai chất lượng cao, nông dân chuyển sang trồng lúa thuần chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường: Ví dụ, tỉnh Nam Định năm 2006 đạt 84.000 ha lúa lai chiếm trên 50% diện tích lúa, nhưng năm 2011 chỉ còn khoảng 20%, do nông dân chuyển sang trồng giống Bắc Thơm 7, RVT và các giống lúa thuần chất lượng khác.

+ Trong bối cảnh dân số nước ta tăng trung bình 1 triệu người/năm, diện tích đất trồng lúa giảm dần thì tăng tỷ lệ lúa lai là giải pháp quan trọng, đặc biệt đối với các tỉnh phía Bắc. Định hướng chung là tăng tối đa diện tích lúa lai vụ ĐX, mở rộng SX vụ HT ở Bắc Trung bộ, mùa sớm ở ĐBSH và miền núi phía Bắc; còn các tỉnh phía Nam mở rộng SX ở nơi có điều kiện.

+ Vùng thích hợp cho nhân dòng bố mẹ và SX hạt lai F1 là Lào Cai 500 ha nhân dòng bố mẹ lúa lai hệ 2 dòng và SX hạt lai F1. Đắk Lắk 1.000 ha, Quảng Nam 1.000 ha SX hạt lai F1, Thanh Hóa 500 ha SX hạt lai F1 vụ mùa, một số tỉnh miền núi và ĐBSH 1.000 ha lúa lai F1.

Giá giống lúa lai ngày càng tăng cao: Giá giống vụ ĐX 2012 lên tới 80.000-90.000 đ/kg và nguồn cung không chủ động do lượng SX trong nước chỉ chiếm khoảng 20-25%, còn lại là nhập khẩu nên phụ thuộc vào tình hình SX của nước xuất khẩu.

Tỷ lệ hạt giống lai F1 SX trong nước đạt thấp chỉ chiếm khoảng 20-25% so với nhu cầu. Chưa có nhiều dòng bố mẹ của VN hoặc nhập nội có đặc tính nông học tốt, có khả năng kết hợp và cho ưu thế lai cao, dòng mẹ có khả năng nhận phấn tốt, đặc tính bất dục ổn định.

Số tổ hợp lúa lai được chọn tạo trong nước được công nhận không ít nhưng đa số không phải là giống chủ lực, chưa cạnh tranh được được giống nhập nội về năng suất và độ thuần, ít giống có chất lượng cao nên hạn chế khả năng mở rộng diện tích; còn thiếu các tổ hợp lai chống chịu tốt với sâu bệnh, một số giống có ưu thế về năng suất và chất lượng nhưng nhưng duy trì bố mẹ rất khó khăn...

Đội ngũ cán bộ còn quá thiếu, nhất là các cán bộ đầu đàn về tạo giống, duy trì và nhân dòng bố mẹ; sự phối hợp với nhau không chặt chẽ, nên chưa tạo nên sức mạnh giải quyết được các vấn đề theo yêu cầu SX...

(*): Tác giả hiện là Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất